Tin buồn

Giá hạt tiêu tiếp tục đi xuống và gần như mất phương hướng

Giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu loại 500 Gr/l-FAQ được chào mức 6.000-6.050 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ chào mức 6.350-6.400 USD/tấn (FOB), giảm 200 USD so với tuần trước.

Đóng cửa phiên ngày thứ Hai đầu tuần, giá tiêu kỳ hạn thế giới trên sàn NCDEX tại Kochi-Ấn Độ tiếp tục giảm nhẹ. Kỳ hạn các tháng 4, 5, 6 lần lượt mất 185 Rupi, 25 Rupi và 255 Rupi, xuống ở mức 39.070 Rupi/tạ, 39.770 Rupi/tạ và 40.055 Rupi/tạ, tương đương 7.661 USD/tấn, 7.799 USD/tấn và 7.855 USD/tấn. ( 1 USD = 50,9953 Rupi )

Giá hạt tiêu giao ngay tại thị trường nội địa Ấn Độ giảm 1.000 Rupi, xuống còn 37.000 Rupi/tạ, tương đương 7.250 USD/tấn, cho loại tiêu xô và 38.500 Rupi, tương đương 7.550 USD/tấn, cho loại tiêu chọn MG1, giảm hơn 200 USD.

Xu hướng giá giảm còn có thể kéo dài thêm vì giá kỳ hạn hiện nay đã quá cao so với hàng thực. Lúc này giá hạt tiêu Ấn Độ chỉ còn để tham khảo vì đã quá cao so với các nước sản xuất tiêu chủ lực khác trên thế giới.

Các nhà buôn hạt tiêu ở Lampung Indonesia thì cho rằng, trong trung hạn và dài hạn, giá hàng thực sẽ tạo ra những diễn biến khó lường mà xu thế giá tăng sẽ là xu thế tất yếu.

Giá tiêu kỳ hạn tại sàn SMX-Singapore 10 ngày qua

Tại phiên giao dịch cùng thời gian, giá tiêu trên sàn SMX tại Singapore diễn biến trái chiều giữa các kỳ hạn. Trong khi kỳ hạn giao tháng 4 đột ngột tăng 98 USD, mức tăng rất mạnh, lên 6.509 USD/tấn, thì kỳ hạn giao tháng 5 giảm mất 40 USD, xuống còn 6.409 USD/tấn. Sự đảo chiều thể hiện nhu cầu hàng thực của kỳ hạn gần đang còn cao trong khi xu hướng giảm vẫn chưa hết chi phối giá tiêu tại thị trường này.

Tuy khoảng cách chênh lệch giá kỳ hạn giữa 2 sàn đã được rút ngắn nhưng vẫn còn trên 1.000 USD. Theo những nhà phân tích thị trường hạt tiêu kỳ hạn nhận định, dao động giá kỳ hạn giữa 2 sàn rút ngắn xuống trong khoảng cách 300-500 USD là hợp lý hơn cả.

Sáng nay 3/4, giá tiêu đen xô tại các thị trường trong nước tiếp tục sụt giảm 5.000-6.000 đồng so với 1 tuần trước. Cụ thể, tại Bà Rịa- Vũng Tàu giá giảm xuống còn 120 ngàn đồng/kg, tại Bình Phước giá còn 117 ngàn đồng/kg, tại Đak Lak-Đak Nông và Gia Lai giá cũng giảm xuống còn 115-116 ngàn đồng/kg.

Giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu loại 500 Gr/l-FAQ được chào mức 6.000-6.050 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ chào mức 6.350-6.400 USD/tấn (FOB), giảm 200 USD.

Tiêu Ấn Độ, loại đặc chủng MG1, xuất đi EU có giá 8.000-8.050 USD/tấn và xuất đi Mỹ có giá 8.300-8.350 USD/tấn (C&F), giảm 300 USD.

Các nhà kinh doanh hạt tiêu Ấn Độ hiện đang lên kế hoạch gia tăng luợng hàng nhập về cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, có thể lên đến gần gấp đôi khối lượng nhập của năm trước. Được biết năm 2011, Ấn Độ nhập từ nước ta 6.696 tấn tiêu các loại với giá trị kim ngạch 36,3 triệu USD, nằm trong top5 nhập khẩu tiêu của Việt Nam.

Tính đến nay nhà nông đã thu hoạch được 70-80% diện tích tiêu. Trong khi dịch bệnh vẫn tiếp tục đe dọa mà chưa có biện pháp phòng trừ nào đem lại hiệu quả cao thì cơn bão số 1 đi qua đã để lại những nỗi âu lo mới cho người trồng tiêu nước ta.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Tiêu Cay

    Phản biện:
    Cuộc chiến hồ tiêu hiện nay, một số góc nhìn trực diện:

    1. Cuộc chiến giữa DN và nông dân trong nước:

    Hàng tồn của các Doanh nghiệp từ đầu vụ đên nay, giá thành ước khoảng 6.000 usd/tấn tiêu đen 500g/l, nay phải bán để cắt lãi xuất vay vốn ngân hàng ở mức rất cao, mặt khác ép giá nông dân ở mức 114.000-115.000 đ/kg như hiện nhằm mua vào quay vòng đổi hạt. Cuộc chiến này ai thắng, ai thua : Những hộ nông dân khó khăn về tài chính sẽ phải bán nhỏ giọt với giá rẻ như hiện nay, ngược lại hộ có điều kiện sẽ tiếp tục giữ hàng không bán. Doanh nghiệp XK giá rẻ rồi sẽ khó mua lại của dân giá rẻ như dự tính ban đầu,cuối cùng thua.

    2. Cuộc chiến trong nước với các nhà đầu cơ quốc tế (chủ yếu Ấn Độ):

    Ấn Độ sản xuất tiêu không đủ ăn trong nước, nhưng mỗi năm họ vẫn XK hàng chục ngàn tấn tiêu. Năm nay đến giờ họ đã xuất vãn hàng tồn kho và bắt đầu nhập về cho nhu cầu trong nước và đầu cơ cho XK Quý 3,4/2012. Hơn tuần qua họ dùng chiêu tạo ra giá rất thấp trên sàn Kochi Ấn Độ, áp dụng quân xanh quân đỏ ký tá hợp đồng giao dịch giấy má ì xèo, nhằm hù VN giảm giá để họ nhập (mỗi năm Ấn Độ nhập hàng ngàn tấn tiêu của VN vừa tiêu thụ trong nước vừa tái xuất kiếm lời). Ai thẳng ? VN không bình tĩnh, bán tháo sẽ thua, ngược lại bình tĩnh bắt bài, sẽ thắng.

    3. Indonesia, Malaysia, Brazil : Tọa sơn xem hổ đấu

    Các nước trên đến tháng 6,7 mới vào mùa thu tiêu. Cuộc chiến Hồ tiêu VN với Ấn Độ và các nhà nhập khẩu Quốc tế sẽ kết thúc vào thàng 5,6/2012. Giá tiêu thế giới từ tháng 7 trở đi sẽ tăng, lúc đó Indonesia, Malaysia sẽ bán ra, giá tốt.

    Kịch bản cuộc chiến hồ tiêu năn nay gần như năm 2010,2011. Bà con nông dân, các Dn VN hiện còn giữ tiêu hãy bình tĩnh, giá tiêu tại các thị trường tiêu thụ thế giới hiện nay vẫn rất cao, ngày 3/4/2012 tại Châu Âu tiêu sọ trên 10.500 USD/tấn, tiêu đen trên 7.600 USD/tấn, giá tiêu đen của Indonesia trên 6.883,5 USD/tấn, tiêu sọ trên 9.566,5 USD/tấn. Giá sàn Kochi, sàn Sing chỉ để bà con tham khảo xem cho vui để biết nhà đầu cơ bày trò gì mà thôi. Chúc bà con nông dân và các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang kinh tiêu tại VN tiếp tục cầm chịch dẫn dắt thị trường giá cả hồ tiêu trong nước và Quốc tế như đã làm được thời gian qua.
    TiêuCay @

    1. Bù Na

      Thực ra @TieuCay nói cũng rất mơ hồ theo các bản tin trên các trang mạng nước ngoài thôi. Này nhé, giá tiêu đen tại Châu Âu trên 7.600 USD/tấn, giá tiêu đen của Indonesia trên 6.883,5 USD/tấn… nhưng tiêu xuất xứ ở đâu? loại gì? Trên thị trường có hàng chục, thậm chí cả trăm loại và tất nhiên là giá cả từng loại đều khác nhau.

      Tôi cho rằng những bản tin không nói cụ thể chỉ là tin định hướng nhằm tác động thị trường dành cho nhà đầu cơ. (còn nông dân sẽ bị tẩu hỏa với những bản tin kiểu này)

      Nói VN cầm chịch dẫn dắt thị trường thì chỉ nhà xuất khẩu, nhà buôn như @Tieu Cay nói thôi. Còn nông dân không có đâu!

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85