Máy sấy cà phê bằng năng lượng mặt trời

Khoa Kỹ thuật hóa học, trường Đại học Bách Khoa TPHCM đã chế tạo thành công máy sấy cà phê bằng năng lượng mặt trời.

Ông Đỗ Hoàng Thắng, thành viên nhóm nghiên cứu, cho hay ngoài việc sử dụng năng lượng mặt trời để sấy cà phê, thiết bị này còn có thể sử dụng các nguyên liệu khác là phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, vỏ cà phê, bã mía, rơm rạ, gỗ vụn… để đốt tạo hơi nóng giúp sấy cà phê khi trời không có hoặc ít nắng.

Máy sấy cà phê
Máy sấy cà phê bằng năng lượng mặt trời

“Cấu tạo của máy gồm các ống thu nhiệt của máy nước nóng năng lượng mặt trời, bồn chứa lưu chất để lưu trữ lại năng lượng mặt trời để phục vụ cho công việc sấy. Khí nóng sẽ qua buồng trao đổi nhiệt kết hợp với khí từ việc đốt các loại phế phẩm nông nghiệp để vào buồng sấy. Sau đó, khí sẽ được thoát ra cùng hơi nước”, ông Thắng giải thích về nguyên lý hoạt động của máy.

Cũng theo ông Thắng, công suất của máy này khoảng 200 kg/mẻ cà phê, độ ẩm của cà phê sau khi sấy là 12%. Giá tiền một máy hơn 100 triệu đồng; nhóm đang tìm đối tác để chuyển giao công nghệ.

Ông Thắng còn cho biết, nhóm đang nghiên cứu để có thể cải tiến cho phù hợp với tất cả các loại nông sản với năng suất khác nhau.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Đức Anh

    Nếu trời có nắng thì máy sấy này mới làm việc được, mà nếu trời đã có nắng thì đâu cần dùng máy sấy nữa !
    Phơi nắng luôn cho rẻ mà cà phê phơi nắng lại thơm nữa.

    1. Hoàng BL

      Tôi nhớ trong một bộ phim nào đó đã xem có một cậu trình bày cái phát minh của mình như sau:
      “Tớ vừa phát minh ra một cái đèn bin sáng bằng năng lượng mặt trời, và để cây đèn bin này hoạt động thì chỉ cần dùng 1 cái đèn pin khác dọi vào”

      Tất nhiên mọi phát minh cuối cùng cũng phải đi vào thực tế thì mới tồn tại được, rất cám ơn các nhà khoa học của đại học BK HCM đã quan tâm và có những sáng kiến giúp cải thiện công việc chế biến cà phê của nông dân. Tuy nhiên phải cải tiến và phù hợp với thực tế hơn nữa.

    2. Nguyễn Chí Thạch

      Chính xác. Với 100 triệu thì ta mua đất để phơi có lợi hơn không? Cà phê tôi thu về thì chà cho tróc vỏ ra rồi phơi. Phơi trên sân bê tông cũng nhanh khô lắm.

  2. Cư Né

    Một mẻ sấy chỉ được 2 tạ, mà thời gian sấy trong bao lâu? Lại còn vụ “kết hợp với khí từ việc đốt các loại phế phẩm nông nghiệp để vào buồng sấy” nghĩa là thế nào? Coi bộ hiệu quả thấp, không thể so với lò sấy tĩnh đốt bằng nhiệt. Bài báo viết cũng không được rõ ràng.
    Đức Anh nói đúng, nếu có nắng thì đâu cần máy sấy này nữa.

    Bà con nào biết, xin nói thêm cho dễ hiểu hơn. Cám ơn nhiều.

  3. Bùi Tuấn Linh

    Ui trời, nhà tui làm lò sấy bằng vỏ trấu cà phê chưa tới 20 triệu một lần sấy từ 1.000kg đến 1.400kg, mấy ông cứ chế cho lắm mà chẳng hiệu quả, tốn tiền mất thơi gian.

    1. Ngọc Hòa

      Thế mà tui cứ nghĩ là đắt lắm chứ. Bác Linh có thể giới thiệu sơ qua về nó được không, có gì anh em học tập với. Cảm ơn bác!

  4. Bùi Tuấn Linh

    Cũng xin nói thêm cho a Thắng biết, nhìn sơ máy móc của a tôi thấy cồng kềnh chẳng hiệu quả , nghiên cứu rồi cũng vậy thôi. Không biết a đã tính đến độ lửa và độ chịu nhiệt của máy móc hay chưa. Vì đốt trấu nhiệt độ cao sợ máy của a cháy luôn.
    Riêng chi phí để làm lò đốt trấu khoảng 5 triệu là xong, sấy cháy cà phê cũng được thời gian lại ngắn. Đảm bảo tiết kiệm cho bà con về thời gian máy móc và nhiên liệu.

  5. cafenghot

    Một mẻ chỉ được 2tạ tươi thì đến bao mới được 10tấn nhân, mà giá có rẻ đâu những 100triệu ngay như nông hộ khá giả cũng khó mà đầu tư. Cảm ơn các nhà khoa học ,nói như bạn Đức Anh là ”nếu có nắng thì đâu cần máy sấy này nữa” nếu có nắng thì dập ra phơi một lần hai ba tấn.

  6. Hoandala

    Quả tình với sản lượng khổng lồ hàng triệu tấn cà phê mỗi năm, việc phơi sấy hay nôm na là công nghệ sau thu hoạch là một vấn đề lớn rất cần được các nhà khoa học quan tâm giúp đỡ. Xưa nay bà con ta chủ yếu phơi cà phê nhờ nắng trời, do vậy nếu gặp năm thời tiết không thuận lợi thì không những đã rất vất vả, lại còn lãng phí do chất lượng kém. Dân ta đã sáng tạo ra lò sấy kiểu chuồng heo sử dụng vỏ cà phê làm nhiên liệu (đôi khi dùng cả than hoặc củi) khá thuận tiện. Xét về mặt kinh tế thì rất hiệu quả, tuy nhiên còn vài vướng mắc cần được khắc phục là:
    1/ Mùi khói trong thành phẩm
    2/ Thời gian sấy
    3/ Độ đồng đều của sản phẩm
    Bà con ta khắc phục mùi khói bằng cách sấy cả quả cà phê tươi, nhưng việc này lại làm tăng thời gian sấy do lớp vỏ thịt hạn chế việc thoát hơi nước.
    Nếu các nhà khoa học có thể có thể nghiên cứu ra loại thiết bị cung cấp và phân phối nhiệt như thế nào đó mà hạt cà phê chỉ nhận nhiệt chứ không nhận mùi và không phải trộn đảo bằng tay thì quả là tuyệt quá.

  7. trần thăng

    Sấy hai tạ một mẻ trong bao lâu? Tôi chắc phải 2 ngày vì 1 ngày thì cà phê tươi không đủ sức khô.
    Vậy là cần 2 công để trực “máy”, tồn hơn 200 ngàn tiền công. Thế 1 tấn tốn phải 1 triệu hơn quá! Vậy để tôi gửi lò sấy 4.6kg ăn 1kg nhân xay sẳn. Còn 100 triệu tôi mua SH đi chơi cho khỏe (tôi chưa có tiền mua xe SH đâu!)

  8. Cuu sinh vien BKHCM

    Mình xem qua mô hình này thì cũng không khác nhiều so với máy nước nóng dùng năng lượng mặt trời, nếu tính toán kĩ về hiệu suất nhiệt từ việc hấp thụ từ ống chân không thì quá phụ thuộc vào thời gian hấp thụ của ánh sáng. (Trời nắng thì phơi cà phê cho rồi).
    – Về ưu điểm của loại này là có thể trữ nhiệt trong những lúc trời không có ánh sáng thông qua dùng nước làm môi chất dẫn nhiệt trung gian và sử dụng lại nguồn nhiệt sinh ra từ việc đốt chất thải từ than, củi, bã trấu, cà phê… (chất có thể cháy được).
    –> Gọi là nguồn nhiệt tuần hoàn.
    Khói thải ra là CO2 luôn kèm theo lượng (năng lượng nhiệt). Người ta tái sử dụng nguồn nhiệt này làm nóng nước thông qua bộ trao đổi nhiệt (thường gọi là Két nước giải nhiệt hoặc hấp thụ nhiệt).
    Còn chi phí cho máy sấy thì cũng không cao lắm đối với hộ gia đình (năng suất cafe nhân : 7 Tấn/ha)
    – Chi phí sơ bộ của riêng mình thì khoảng 30 – 40 triệu là Maximum rồi. (Năng suất sấy : 1.5 Tấn nhân /ngày).
    Cái này là mấy ông sinh viên thiết kế để mấy thầy đứng tên làm đề tài thôi chứ khả năng áp dụng cho loại này là rất thấp đối với nông sản.

    1. Nguyễn Chí Thạch

      Năng suất 1.5 tấn nhân /ngày ư? có cao quá không bạn? Với lại chi phí cho máy sấy cũng không khả quan lắm.
      Nói chung cái máy sấy kiểu này rất không khả quan. Người ta chỉ sấy cà phê trong trường hợp trời mưa, không có ánh nắng mặt trời nhưng máy này lại chạy bằng năng lượng mặt trời.

      1. Cuu sinh vien BKHCM

        @ Nguyễn Chí Thạch.
        Với quy trình của mình thiết kế sẽ khác hoàn toàn so với máy sấy này.
        1. Cà phê tươi sẽ được xay dập
        2. Chuyển cà phê dập vào lò sấy (Lò Trống – Lò quay) – Thời gian sấy sẽ tiết kiệm hơn so với sấy cà phê trái là 60%.
        3. Chuyển cà phê xay dập đã sấy sang máy xay cà phê nhân (giai đoạn tách vỏ lụa cà phê). Giai đoạn này độ ẩm tương đối @ 12 – 14%. (đối với lò sấy năng suất lớn 20 Tấn/ngày)
        4. Trong quá trình này tách vỏ cà phê thì nguyên liệu này được chuyển ngược lại để làm nguyên liệu đốt.
        5. Để đảm bảo độ ẩm tương đối ở mức 12% (Đạt TCXK) thì sẽ cà phê nhân sẽ được sấy lại với thời gian rất ngắn.
        Giữa giai đoạn 3 & 5 để đạt đúng độ ẩm @12% thì giá thành sẽ khác nhau rất nhiều để thiết kế bộ điều khiển đo lường về độ ẩm tuyệt đối.
        Ưu điểm :
        – Tiết kiệm thời gian so với phơi cà phê thông thường
        – Tiết kiệm chi phí nhân công hái & phơi cà phê.
        – Không phụ thuộc nhiều vào thời tiết (nắng mưa cũng sấy được)
        – Tiết kiệm không gian & nhân công tối đa để sử dụng.
        Nhược điểm :
        – Chi phí ban đầu cao
        – Khó khăn trong việc vận chuyển đối với dạng di động ( Em đang suy nghĩ)

        Tóm lại : Đối với khu vực Tây Nguyên thì máy sấy là giải pháp tối ưu về việc sấy cà phê trong khi thời tiết trong vụ thu hoach thường là âm u và có mưa.
        Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm chi phí nhân công & luôn được đảm bảo an ninh về mất trộm trong thu hoạch và phơi khô.

  9. tu ngoc minh.

    Một phát minh rất kém và phản khoa học vậy mà cũng làm cho tốn tiền, giá thành lại cao không thể chấp nhận được. Nếu tôi làm 10ha thì tôi phải bỏ ra mấy tỉ đồng để mua thiết bị đó mới đủ cho cà phê tôi khô được, thôi thà tôi chịu khói bụi để tiền lại mà nuôi con. Thế chẳng khác nào lấy tờ tiền 5 triệu đốt để tìm tờ 5 trăm.

  10. hong quan

    Một phát minh không có hiệu quả và kinh tế, giá thành lại cao.
    Cần có một phát minh thực tế hơn và hiệu quả về kinh tế hơn. Và giá thành phù hợp với với bà con nông dân …

  11. k duông

    Các nhà khoa học đại học Bách khoa TpHCM hình như bắt chước cấu tạo của máy nước nóng năng lượng mặt trời, nhìn vô không khác gì máy nước nóng dùng năng lượng mặt trời, một bắt chước khi đi vào ứng dụng thực tế không khả thi, vì nước có tính đối lưu còn cà phê là dạng hạt không có tính đối lưu. Vì vậy khi nghiên cứu máy móc sấy phải tính đến khả năng quay đảo tự động và tận dụng ngay chính vỏ trấu cà phê làm năng lượng sấy thì mới hiệu quả được, còn nếu dùng năng lượng mặt trời thì giá thành sẽ rất đắt không thực tiễn. Chỉ ứng dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện, và sử dụng điện đó để chạy động cơ dùng cho hệ thống đảo cà phê thì khả thi hơn.

  12. lâm ngọc liên

    Chắc chẳng có nhà đầu tư nào dám bỏ tiền ra sản xuất để rồi cất kho đâu (vì chẳng có ai ngu gì mua về mà lại không dùng được).
    Mong các nhà khoa học đi thực tế tới các vùng trồng cà phê xem nông dân họ đang sấy bằng công nghệ tự chế mà thiết thực.

  13. the_galaxylove

    mọi người nghĩ xem!cái máy này muốn hoạt động tốt,sấy nhanh thì phải có nắng!mà có nắng thì đem ra ngoài phơi không nhanh hơn sao!nói chung là dù có sấy đươc 1 tấn thì cũng không khả thi

  14. Le Huy

    Tôi làm lò sấy tĩnh 18m vuông chỉ mất 60 triệu. 16 tiếng là khô, sấy được 10 tấn cà phê tươi, đốt bằng vỏ trấu khả quan hơn nhiều.

  15. Phạm Lê Vân - SVKTCK

    Thời gian sấy 1 mẻ trong khoảng bao nhiêu ? Có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ sấy ? Hệ thống quạt gió như thế nào ?
    Việc thiết kế hệ thống hấp thụ nhiệt trực tiếp ngay trên bề mặt ngoài của buồng sấy?

  16. Trọng Hùng

    Nghe có vẻ không khả thi cho nông dân ta cho lắm. Chi phí quá lớn (100 tr = 3 tấn cafe nhân), hiêu quả lại không thể bằng mấy loại kia. Nên nghiên cứu để sp phù hợp hơn. Còn không thì vẫn dùng năng lượng mặt trời, đổ cafe ra sân và phơi thôi…

  17. Lanwei

    Máy sấy đó chỉ mới được thiết kế từ ý tưởng và hiện vẫn còn nằm trên giấy. Hình đó là hình vẽ từ Autocad, phối cảnh, chứ chưa có mô hình máy cụ thể. Thế nên họ không tiết lộ thời gian sấy được.

  18. Nhật Hưng

    Nó có 1 cái lợi là không tốn điện.
    Phải nói một máy sấy công suất vao thì công suất rất lớn, rât tốn điện.
    Họ làm cái này cũng đỡ tiền điện, cũng hay, hết nắng đốt trấu cafe sấy cũng được.
    Một 1 tưởng hay, và đã làm thành công.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

87