Tin buồn

Tương lai u ám của đồng USD

Khi nguồn cung USD tràn ngập thị trường và sức hấp dẫn của các loại hình đầu tư khác tăng lên, sức hấp dẫn của USD không còn nữa.

Từ đầu tháng 3/2009 đến nay, USD đã hạ giá 11% so với euro và 17% so với đồng bảng Anh, những nhà đầu tư đã từng tìm đến USD như một công cụ đầu tư an toàn trong thời kỳ tệ nhất của khủng hoảng kinh tế nay đang tìm đến đầu tư vào các loại tài sản khác.

Thị trường hiện nay lo ngại nhiều về việc ngân sách Mỹ thâm hụt mạnh và phía Trung Quốc liên tục kêu gọi thế giới cần có một loại tiền tệ dự trữ mới. Nhiều khả năng USD sẽ phải chịu rất nhiều áp lực.

Tương lai u ám của đồng USD

Ông Simon Derrick, trưởng bộ phận nghiên cứu tiền tệ tại Bank of New York Mellon – một trong 19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ, cho rằng USD sẽ tiếp tục hạ giá.

Đó là một dự đoán ngược lại với diễn biến tăng giá ngắn ngủi gần đây của đồng USD. Xét đến các yếu tố về kinh tế, USD tăng giá khoảng 25% so với euro trong khoảng thời gian 8 tháng kết thúc vào tháng 3/2009, USD trở nên hấp dẫn hơn so với các loại tiền tệ khác. Tuy nhiên ông Derrick cho rằng yếu tố đó đang thay đổi.

Sự lạc quan đối với nhiều loại hình tài sản khác đang tăng lên. Thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là thị trường chứng khoán các nước mới nổi đã tăng điểm mạnh trong những tháng gần đây. Chỉ số Shanghai Composite đã tăng 63% trong năm nay.

Yếu tố khác gây áp lực lên đồng USD: sự lo ngại về thâm hụt ngân sách của Mỹ. Mức thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể lên tới 1,85 nghìn tỷ USD trong năm nay, mức này tương đương 13% GDP – một mức cao chưa từng có tình từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. FED sẽ buộc phải in thêm tiền, nguồn cung USD vì thế sẽ tràn ngập thị trường.

Dù Ngân hàng Trung ương ngày 24/06 mới đây cho biết họ không có kế hoạch mở rộng mua trái phiếu thế chấp ra ngoài kế hoạch 1,2 nghìn tỷ USD đã công bố vào tháng 3/2009, tuy nhiên không phải ai cũng tin vào điều này.

Ông Derrick tuyên bố: “Người ta thường lo lắng rằng sự tăng điểm vừa qua của thị trường chứng khoán chỉ diễn ra trong ngắn hạn và thời kỳ còn lại của năm vẫn hết sức khó khăn, chương trình chi tiêu tài khoá thứ hai sẽ được áp dụng.”

USD đương đầu với nhiều thách thức trong dài hạn và các đối trọng lớn trên thị trường nắm rõ điều này. Tháng 3/2009, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã kêu gọi về việc nên có một đồng tiền dự trữ mới của thế giới, mới đây trong bản báo cáo về ổn định tài chính từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, quan điểm này lại được nhắc lại.

Lời kêu gọi này của Trung Quốc đã khiến USD tiếp tục hạ giá so với các loại tiền tệ lớn khác. Ảnh hưởng đã lớn hơn kêu gọi của ông Chu, 2/3 trong số dự trữ ngoại tệ là đồng USD, USD càng mất giá, giá trị dự trữ tiền do Trung Quốc sở hữu càng giảm.

Trên thực tế, tính đến cuối năm 2008, 64% dự trữ tiền tệ của thế giới là USD, khi USD vẫn chiếm vị thế chủ đạo như vậy, việc chuyển sang một loại tiền tệ mới sẽ chỉ tiêu tốn thời gian và hết sức phức tạp.

Khi Trung Quốc nắm giữ quá nhiều USD như vậy, việc bán ra dù chỉ một phần nhỏ sẽ khiến giá trị đồng tiền ngày một giảm.

Thế nhưng bất chấp tất cả các yếu tố trên, quan điểm kêu gọi một đồng tiền dự trữ mới của thế giới không thể làm thay đổi sự ưa thích đối với USD. Chuyên gia thuộc ngân hàng HSBC trong thư gửi cho khách hàng vào tháng 5/2009 có đoạn viết “việc kêu gọi thay thế USD là gợi ý hoàn toàn không hợp lý” và rằng “vị thế chủ đạo của USD trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới không có nghĩa USD sẽ giữ được giá trị”. Giống như ông Derrick, ngân hàng HSBC cũng cho rằng USD sẽ tiếp tục trượt giá những tháng tới.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

81