Các mục tiêu để phát triển cà phê bền vững đến năm 2020

Trong những năm qua, việc phát triển của cây cà phê khá bấp bênh, phụ thuộc khá lớn vào thị trường thế giới dẫn đến người trồng cà phê luôn thua lỗ trong khi các doanh nghiệp kinh doanh cà phê thì luôn gánh chịu nhiều rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản.

Để đưa ngành cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, 3 mục tiêu chính được xác định là:
– Thứ nhất là tập trung nâng cao chất lượng và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm cà phê mang thương hiệu Việt Nam.

– Thứ hai là tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm cà phê ở trong nước và trên thế giới.

– Thứ ba là kết nối chuỗi giá trị gia tăng của cà phê một cách bền vững nhất.

Để đạt được 3 mục tiêu trên nhằm đưa ngành cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững đến năm 2020 thì Nhà nước cần tiến hành làm ngay các công việc sau trong giai đoạn trước mắt 2009 – 2010 là xây dựng, quảng bá và khai thác một cách có hiệu quả thương hiệu cà phê quốc gia Việt Nam, xây dựng và quản lý điều hành sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam kết nối với sàn giao dịch cà phê thế giới hoạt động có hiệu quả.

Nghiên cứu và xây dựng quỹ cũng như kho dự trữ cà phê quốc gia có sức chứa khoảng 15 – 20% sản lượng cà phê mỗi niên vụ góp phần tham gia điều tiết cung cầu cà phê xuất khẩu ra thị trường thế giới nhằm bình ổn giá cà phê luôn ở mức trên 2.000 USD/tấn.

Bên cạnh đó, để thực hiện được các mục tiêu đã nêu thì cần phải làm đồng bộ các việc sau:
– Về sản xuất: cần giữ ổn định và áp dụng kỹ thuật thâm canh cà phê ở những nơi có điều kiện sinh thái thích nghi; ghép, cải tạo hoặc tái canh bằng các giống cà phê mới, đồng thời thực hiện canh tác đúng quy trình thâm canh, tăng năng suất và chất lượng cà phê xuất khẩu; tiến hành thu hoạch cà phê đúng độ chín và áp dụng phương thức chế biến ướt vào chế biến cà phê xuất khẩu.

– Về thương lái thu mua cà phê: Chỉ mua cà phê đạt tiêu chuẩn chất lượng với mức giá phù hợp; phương thức thu mua và thanh toán minh bạch, chính xác và tiện lợi; tạo mối liên kết giữa người sản xuất cà phê và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê một cách liên thông.

– Về doanh nghiệp thu mua và sơ chế cà phê nhân xuất khẩu: Cần đầu tư thêm thiết bị chế biến cà phê đạt chất lượng cao; xây dựng nhãn mác hàng hoá và chủ động mở rộng thị trường, nhất là chủ động tham gia giao dịch tại sàn giao dịch cà phê; quản lý sản xuất kinh doanh theo hướng kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ cà phê bằng công nghệ tiên tiến; liên kết với hệ thống ngân hàng tài trợ cho hoạt động thu mua, chế biến xuất khẩu cà phê.

– Về công nghệ chế biến: cần trang bị dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến để đa dạng hoá sản phẩm cà phê đạt chất lượng cao, đồng thời tăng tỷ lệ cà phê qua chế biến lên 4% – 5% sản lượng; tổ chức quản lý, điều hành sản xuất – kinh doanh theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP…và cần chú ý đến phân khúc thị trường sản phẩm cà phê.

___________
Nguồn Sở Thương Mại ĐakLak

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nông dân

    ngành cafe của chúng ta có những khó khăn cơ bản như sau:
    – thứ nhất là: chúng ta có một đám cán bộ quan chức trong ngành giỏi nói hơn làm
    – thứ hai là: chúng ta có một cái hiệp hội cà phê chỉ để lòe thiên hạ
    – thứ tư là: ….
    – thứ năm là: …

    Nói bằng nước bọt đánh ra thành văn bản thì ai mà chả làm được. Xin hỏi cây cà phê Việt Nam chủ yếu phát triển ở đâu, việc giao dịch buôn bán cà phê tập trung ở đâu mà cái HIỆP HỘI CÀ PHÊ lại nằm ở ngoài HÀ NỘI.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83