Dak Lak: phát hiện 2 loại phân bón giả

Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Dak Lak vừa có văn bản thông báo về việc phát hiện 2 loại phân bón giả trên địa bàn, đó là: phân Nitale Kali (KNO3) và phân ZnSO4- 7H2O.

Qua  thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón trên địa bàn Tỉnh và lấy ngẫu nhiên 90 mẫu phân bón các loại đi kiểm nghiệm (do Sở NN&PTNT  Dak Lak tiến hành), kết quả cho thấy: có 2 mẫu được xác định là phân bón giả vì có hàm lượng định lượng tổng các chất dinh dưỡng chỉ đạt  từ 0 đến 50% mức tiêu chuẩn công bố áp dụng  hoặc mức quy định trong Danh mục phân bón.

Ảnh minh họa

Đó là 2 loại phân bón:

  • Nitale Kali (KNO3), được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH SX-TM và XNK Hoàng Nông, địa chỉ tại 42/3 Lê Đình Cẩn, khu phố 1, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh;
  • ZnSO4- 7H2O, được phân phối bởi cửa  hàng Bạch Yến, địa chỉ tại thôn Bình Phước, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai .

Theo chỉ đạo của Sở NN&PTNT  Dak Lak, cơ quan chức năng các huyện, thị xã, TP trên địa bàn tỉnh sẽ tổ chức kiểm tra, phát hiện, xử lý những trường hợp kinh doanh 2 loại phân bón giả này.

Theo quy định của pháp luật, hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả sẽ bị xử phạt đến mức 150 triệu đồng.

Hoa Hồng

Theo Dak Lak Online

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. HUY

    Là bất cứ ai đi mua đồ giả cũng tức lắm . Nhưng không hiểu mấy cái công ty này làm được hay thật.
    Còn phân bón giả à, tôi thề đến ĐakLak tôi chỉ cho đừng nói là 2 mà 200 loại là có đấy.

  2. Ngoc Hien

    Phân bón giả, chứng tỏ Quản lí thị trường ở địa bàn quá kém nên nông dân mình phải chịu thiệt thòi. Giá cả đã tăng rồi lại còn nạn phân giả tràn lan, chỉ thiệt cho người lao động chân chính thôi. Đề nghị các cấp chính quyền ra tay dẹp nạn hàng giả để bà con được yên tâm sản xuất.

    1. Xuân Minh

      Quản lý thị trường bận lắm bạn ơi, trăm công ngàn việc. Việc cần làm cho dân cứ để đó từ từ, làm việc khác đã.

    2. hoang thang

      Không phải QLTT kém mà rất giỏi đó chứ! vòi tiền của dân là siêu hạng đấy nhé, thử hỏi có hộ kinh doanh và sản xuất nào mà chưa đưa tiền cho họ. Đừng nói là họ đòi hay bắt đưa, chỉ có nhân dân tự nguyện đưa đấy nhé. Còn hy vọng vào họ để chống hàng giả thì “xưa rồi diễm”.

  3. Hùng

    Theo sự công bằng tối thiểu thì khi bạn gây ra thiệt hại cho một người thì phải bồi thường cho họ đầy đủ bằng tài sản, tình cảm là cái không thể bù đắp nên tôi sẽ không đề cập!

    Bạn đồng ý như vậy không? Vậy thì những kẻ làm giả chịu trách nhiệm thế nào? Họ sẽ gây ra thiệt hại về mùa màng cho người sử dụng, qua đó ảnh hưởng tài chánh, rồi khó khăn, lục đục, con cái có thể thất học,… Hàng giả càng nhiều thì hậu quả càng lớn mà tôi nghĩ chẳng thể tổ chức nào có thể định lượng được. Vậy họ sẽ chịu trách nhiệm thế nào? Chế tài áp dụng với họ ra sao? Những người bao che chịu trách nhiệm thế nào?

    Nói ra chỉ thêm buồn thôi và … thôi, không nói nữa.

  4. Lương ái Học

    Hành vi móc túi 50.000đ bị coi là ghê gớm, dân mua phải phân giả hàng chục triệu đồng đắng cay thua thiệt không ai cho là quan trọng, vậy thì quan chức ăn lương nhà nước (cũng là của dân đóng góp) nghĩ sao? Tương tự như lái xe tham gia giao thông … cũng bị chung tiền giữa thanh thiên bạch nhật, không ai dẹp?

  5. Nông dân cà phê

    Toàn là bọn vô lương tâm, các quan chức, Cty làm phân bón giả đều vô lương tâm. Phải xử lý hình sự chứ phạt 150 triệu thì nhằm nhò gì so với lợi nhuận từ việc làm phân giả. Quan trọng nhất là quản lý thị trường ăn hối lộ quá nhiều nghẹt cả cổ nên không nói ra được.

  6. Ktam

    Chỉ phạt có 150 triệu đồng thôi à, sao rẻ quá vậy chỉ bán mười mấy tấn phân giả là đủ. Rồi lại làm và bán tiếp còn nông dân thì sao bón phân giả mất mùa thất thu thì ai chịu. Do đó pháp luật phải cứng rắn và nặng tay hơn để trừng trị những kẻ lưu manh đó.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

86