Tin buồn

Biện pháp phòng trừ ve sầu – rệp sáp hại cà phê

Những năm gần đây ve sầu, rệp sáp phát triển mạnh, gây hại nghiêm trọng nhiều vùng sản xuất cà phê các tỉnh Tây Nguyên, làm giảm đáng kể năng suất, sản lượng cà phê.

Trước đây, những người trồng cà phê sử dụng thuốc trừ sâu để phòng trừ ve sầu và rệp sáp nhưng hiệu quả đạt được không cao. Với những nghiên cứu mới nhất, Viện bảo vệ thực vật (BVTV) đã tìm ra biện pháp phòng trừ ve sầu và rệp sáp hại cà phê một cách hiệu quả.

1. Biện pháp phòng trừ ve sầu hại cà phê

Để phòng trừ ve sầu, qua một số thí nghiệm của Viện BVTV cho biết, tất cả các thuốc BVTV đều tỏ ra kém hiệu quả đối với ve sầu. Nhưng những biện pháp phòng trừ thủ công bằng che phủ nylon và dùng nước vôi lại tỏ ra có hiệu quả trong phòng trừ ve sầu trưởng thành khi chúng chui từ dưới đất lên lột xác và tiêu diệt ấu trùng ve sầu trong đất.

Khi che phủ nylon, mỗi gốc cà phê trung bình có từ trên 20 ve sầu trưởng thành chui từ dưới đất lên bị vướng nylon và chết. Ngoài ra việc che phủ nylon còn ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của ve sầu non khi trứng ve sầu từ trên cây rơi xuống đất.

Khi xử lý bằng dung dịch vôi bột ở nồng độ 2% đổ vào gốc cà phê trong giai đoạn tháng 7-8 dương lịch cho kết quả, có khoảng 16,67%  số ấu trùng ve sầu ngoi lên khỏi mặt đất sau 5-10 phút.

Vì vậy, nông dân có thể tưới dung dịch vôi vào 10 gốc cà phê liên tiếp, sau đó quay lại thu bắt loại côn trùng này làm thức ăn nuôi gà; hoặc thả gà, vịt ra vườn cà phê để bắt ấu trùng ve sầu sau khi tưới dung dịch vôi, cũng là biện pháp phòng trừ có hiệu quả.

Viện BVTV cũng đã thu thập được 6 loài ve sầu hại cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó loài Dundubia nagarasingna Distant chiếm tỷ lệ cao nhất tại các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng.

Rẫy cà phê tại tỉnh Dak Nông đang bị ve sầu phá hại
Rẫy cà phê tại tỉnh Dak Nông đang bị ve sầu phá hại

2. Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cà phê

Để phòng trừ rệp sáp, người dân đã phun thuốc trừ rệp với nhiều loại thuốc hoá học có độ độc và nồng độ cao nhưng hiệu quả vẫn thấp. Vì khi cây cà phê héo hoa, các chùm hoa héo che khuất toàn bộ rệp bên trong, thuốc khó ngấm qua chùm hoa khô để tiếp xúc tới cơ thể rệp, cũng như khả năng hấp thụ thuốc của cây.

Để giải quyết tồn tại đó, Viện BVTV đã tiến hành phun nước với áp suất cao (3 at1) rửa trôi các chùm hoa héo và đã đạt hiệu quả rửa trôi rệp là  41,95%, 55,52%  và 58,37%  sau khi phun nước 1, 3, 7 ngày.

Nếu phun nước áp suất cao loại bỏ chùm hoa khô, sau đó phun thuốc hoá học Supracide 40EC 0,2% thì hiệu quả trừ rệp rất cao, đạt  69,97%,  83,33%  và 97,18%  sau 1, 3, 7 ngày, cao hơn rất nhiều (17-18 ) so với phương pháp của nông dân thường xử lý hiện nay.

Qua nghiên cứu những loại hoá chất trừ rệp, đã cho thấy tất cả các loại thuốc đều có khả năng trừ rệp nhưng hiệu lực cao nhất vẫn là Supracide 40 EC sau 3 ngày trừ rệp 61,36 %  và sau 7 ngày là 80,58 % ;  thấp nhất là dầu khoáng đơn lẻ sau 7 ngày đạt 37,67%, sau 14 ngày chỉ còn 29,54%.

Xem thêm: Nhận diện một số loại sâu bệnh chính trên cây cà phê

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nông dân cà phê

    Dùng túi nylon thì làm sao bắt được ve sầu, nó có cái càng cứng lắm, xé rách hết túi nylon. Dùng vôi bột thì cũng khả thi nhưng không biết vôi bột có ảnh hưởng gì đến cà phê không?

  2. hoàng long

    Các biện pháp đó đều không thực tế và khả thi, vì nếu dùng túi nylon thì giá thành rất cao không phù hợp với canh tác nhỏ lẻ ở Việt nam, vì đất đai không bằng độ dốc cao, hơn nữa kẻ gian sẽ đi lột sạch túi bán nhôm nhựa. Còn dùng nước vôi lại càn không khả thi vì công đâu mà đi bắt ve sầu với lại hòa nước vôi mà đổ vào gốc. Có một cách diệt ve sầu triệt để mang tính khoa học và thực tiễn sản xuất là cứ tới tháng 7, tháng 8 và tháng 9 chịu khó mua thuốc b58 hay thuốc diệt trứng ruồi phun đều khắp từ 2 đến 3 lần trong thời gian ve đẻ trứng ; dưới tác dụng của thuốc, trứng ve sẽ bị hư và không nở thành ấu trùng và chui xuống đất được.

  3. Trần Thắng

    Nhà tôi cũng làm nhiều cà phê, tôi thấy bố mẹ tôi dùng chế phẩm sinh học nấm trắng-nấm xanh để diệt ve cũng như rệp sáp rất có hiệu quả. Sau một thời gian đào đất lên thì thấy trên xác ve chết có nấm mọc lên.
    Thấy rất hiệu quả và thân thiện với môi trường.

  4. HỒ XUÂN HƯƠNG

    Cám ơn anh Trần Thắng, thông tin mà anh chia sẻ rất hữu ích. Mình có nghe nói về chế phẩm sinh học này nhưng chưa sử dụng mà cũng không biết sử dụng như thế nào. Rất mong anh cho biết mua ở đâu để có sản phẩm tốt, của công ty nào, và sử dụng ra sao?

  5. phan thuy

    Xin anh Thắng cho biết chế phẩm sinh học từ nấm mà anh nói được sản xuất ở công ty nào, sử dụng ra sao được không? Cảm ơn anh nhiều lắm!

  6. Trần Tiến Dũng

    Theo tôi phòng trừ ve sầu bằng chế phẩm sinh học thật hiệu quả. Như tôi đã dùng sản phẩm Nắm trắng – Nấm xanh và kết quả tôi đã làm cụ thể như sau:

    Vì lần đầu tiên sử dụng nên tôi đọc kỹ và làm theo hướng dẫn ghi trên bao bì như sau: Dùng que nhọn vét một rãnh mương sâu khoảng 1cm, rộng 1cm quanh cổ rễ ( sát vỏ cây ) rồi rắc thuốc vào mương từ 10 đến 15 gam như đã ghi trên bao bì. Chú ý rằng viên thuốc phải chạm được đến vỏ của cây tại cổ rễ. Lấp đất lại sau khi rắc thuốc xong. Cần phải tưới nước (hoặc nhờ nước mưa) để làm tan thuốc, bào tử nấm trong thuốc sẽ lan đến khắp bộ rễ để trừ khử ve sầu, rệp sáp và các loại côn trùng gây hại rễ cây trồng khác.

    Kết quả thật bất ngờ khoảng 10 đến 15 ngày sau tôi ra vườn cào lớp lá trên mặt đất trong gốc cà phê tôi thấy ve sầu chết và mọc thành nấm lên trắng miệng hang của ve sầu. Tôi quan sát không thấy kiến, riện bò lên xuống từ đất lên cây nữa như vậy rệp sáp cũng đã chết. Tôi đào thử một ít rễ cây cà phê lên để xem thì thấy rệp sáp cũng đã bị nhiễm nấm và chết hết.

    Đến đầu mùa mưa này (tức đã qua 1 năm) sau cơn mưa đầu mùa từ 5 đến 7 ngày tôi ra vườn cào lớp lá trên mặt đất trong gốc cà phê tôi vẫn thấy còn ve sầu chết. Như vậy theo tôi nghĩ bào tử nấm vẫn còn tồn tại trong môi trường đất. Khi gặp điều kiện thuận lợi về môi trường (ẩm ướt) thì bào tử lập tức phát triển thành nấm để khi gặp côn trùng gây hại thì làm nhiễm bệnh mà chết.

  7. tieuphong

    Chào các bạn. Sản phẩm Nấn trắng-Nấm xanh của cty Tam nông như bạn Dũng đã nêu tôi chưa sử dụng nên chưa biết được hiệu quả của nó. Mới đây cty Tam nông có tung ra thị trường sản phẩm mới là vi nấm ba màu, tôi đã sử dụng hơn tháng nay rồi, các bạn nên thử sử dụng một lần xem sao và nên phối hợp với các loại chế phẩm theo hướng dẫn trên bao bì thuốc để phòng trị rệp sáp, tuyến trùng, và nấm bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng, kết quả sẽ còn trên cả tuyệt vời nữa kia. Chúc các bạn thành công.

  8. Ngọc Quyền

    Ve sầu hoành hành vườn mình nên dùng vi nấm 3 màu. Vi nấm sẽ làm chết ấu trùng ve… ngoài ra còn diệt đươc rệp sáp gây hại trên cây trồng. Nên kết hợp với trichoderma để cho nấm có lợi phát triển hơn.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85