Thống nhất mua tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê ngay từ đầu vụ

Ngày 15-9, cuộc họp 20 doanh nghiệp cà phê hàng đầu Việt Nam (G20) diễn ra tại TP.HCM đã đi đến thống nhất sẽ mua tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê trong những niên vụ tới.

Riêng niên vụ 2011-2012, các doanh nghiệp đăng ký tạm trữ 425.000 tấn với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Quân đội.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết việc mua tạm trữ sẽ diễn ra ở đầu vụ, đảm bảo cho người trồng cà phê có lợi và không để giá cà phê giảm ồ ạt. Tuy nhiên, việc mua tạm trữ muốn thành công, doanh nghiệp phải chủ động và cần sự hỗ trợ của ngân hàng.

Dự báo trong niên vụ 2011-2012, sản lượng cà phê của VN đạt khoảng 1-1,2 triệu tấn. Giá thu mua sẽ dao động mức 45 triệu đồng/tấn.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Hoang tuyen

    Cam kết của Vicofa là mua ổn định ở mức 45.000đ/tấn, như thế nếu giá thế giới tăng hơn thì sao nhỉ.

  2. Trương Ba

    Kịch bản mua bán cà phê trong nước năm 2012, có 3 nhóm nhân vật trình diễn: nhóm DN trong nước, nhóm DN nước ngoài và nhóm bà con trồng cà phê.
    Trước hết, Bà con cứ bình tĩnh xem song hổ đấu, ai mua cao ta bán, cần tiền đến đâu bán đến đó. Năm ngoái đầu vụ 36.000 đ/kg, cuối vụ trên 50.000 kg/kg. Năm nay đầu vụ DN VN đặt giá 45.000 đ/kg, cuối vụ thì sao.
    Cân đối cà phê toàn cầu, đến nay cung vẫn chưa đủ cầu, chưa tính đến đồng đôla mất giá, lạm phát, vật tư, công lao động… cái gì cũng tăng, giá sẽ lên đúng quy luật.
    Gia đình tôi cố xoay sở chi tiêu, giữ cà phê để tới tháng 8/2012 trở đi mới bán và nếu vay lãi suất ngân hàng chấp nhận được, giá cà phê dưới 45.000 đ/kg tôi mua thêm cà phê, trữ để cuối vụ bán.

  3. quan tam

    Việc quyết định của hiệp hội cà phê VN Vicofa là hoàn toàn chính xác trong thời điểm hiện nay. Bởi vì VN là thị trường hàng thực và hiện tại các nhà rang xay (người có hàng thực) đang đến ta để mua với giá cộng vậy thì tội gì bán hàng giấy trừ lùi như thông tin mấy ngày qua vừa bị lỗ mà khi giao lại hàng thật. Cần hoan hô hiệp hội cà phê đi bà con.

  4. hoang phuc

    Bạn trương ba tính cafe 45.000đ/kg mua trữ để cuối vụ bán, cách tính của bạn quá mạo hiểm. Giả sử giá 45.000 cộng với lãi suất 20% là 9.000đ, nếu đến tháng 8/2012 giá cafe 54.000đ/kg thì bạn hòa vốn, nếu giá cao hơn thì bạn lời nhưng so với đồng vốn bỏ ra thì số lời đó quá nhỏ (nhỏ hơn gửi ngân hàng) và ngược lại giá 45.000 và gởi tiết kiệm, và xác định mình bán cafe giá 54.000đ/kg vào cuối vụ và mình làm chủ cuộc chơi lại không mệt đầu. Trường hợp om hàng khi giá quá thấp và nhìn thấy có cơ hội phục hồi cộng thêm phải có tiềm lực tài chính nữa.

  5. hoang phuc

    Mua tạm trữ cafe là một việc làm tốt giúp ổn định giá và tạo khan hiếm nhất thời đẩy giá lên. Nhưng cũng cần có cảnh báo, giám sát là đồng tiền dùng vào mua cafe không dùng vào việc khác. Với tình hình tài chính các DN XK cafe VN rất đáng bi đát thua lỗ, vay nợ tùm lum thì việc lo ngại trên có thể xảy ra. Một kịch bản khác có thể xảy ra: do bị vố đau năm ngoái vì bán khống, năm nay các DN chùn tay không ký hợp đồng dài hạn, giá các DN mua vào thời điểm này là 45.000đ/kg nếu giá đến thời điểm cuối vụ là 36.000đ/kg các DN vẫn phải bán rẻ chấp nhận lỗ tiếp để trả ngân hàng và lại phải tính tiếp cho vụ tiếp theo. Tôi đưa ra những tình huống có thể xảy ra nhưng trong thâm tâm luôn mong giá sẽ lên cao và DN phòng tránh không để phá sản.

  6. hoangnga

    Mình thì không mong kịch bản xấu sẽ xảy ra. Nếu thông tin trên là đúng sự thật giá cà phê VN sẽ đi ngang hoặc tăng, trường hợp xấu nhất khi các DN thu mua cà phê bể nợ do bán khống vụ mùa trước đó là do họ, lúc đó chính phủ phải có sự can thiệp trực tiếp như hỗ trợ lãi suất,… và vụ mùa năm nay còn có sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài và mức cầu của thi trường thế giới cao thì các DN VN dù có bị lỗ, phá sản vẫn không làm giá cà phê giảm quá mức. Nhưng chính phủ Việt Nam nên có những chính sách ưu tiên cho DN trong nước từ hỗ trợ lãi suất đến thuế … tránh để nhà đầu tư nước ngoài làm chủ thị trường trong nước.

  7. TTI cafe

    Hiệp hội cà fê VN có quyết định mua tạm trữ 300.000 tấn từ ngay đầu vụ nhưng theo suy nghĩ của tôi là khó khả thi. Bởi vì quyết định mua là của hiệp hội nhưng người mua là DN VN và tiền thì phải trông chờ vào hệ thống Ngân hàng. Trong thời gian qua đa số DN VN sức đề kháng không tốt do bảo giá lãi suất tiền vay NH, phải chống chọi với căn bệnh nợ quá hạn lâu ngày không trả để phải hầu tòa, xù nợ đối tác. Nay nếu cần vốn mua hàng vụ mới thì phải trả nợ để vay lại nhưng chưa chắc đã vay lại được vì một lần mất tín thì khó mà lấy lại được, NH mà lắc đầu thì coi như toi. Nhiều vụ bê bối của một số CB Ngân hàng nên lãnh đạo một số ngân hàng sáng mắt rồi. Vậy nếu muốn vay được vốn thì chỉ có Chính phủ đứng ra bảo lãnh, chi định cụ thể. Nhưng với sức khỏe của của các Doanh nghiệp của ta hiện nay CP dám đứng ra bảo lãnh không? Tuy hiện giờ hệ thống NHNo VN đã họp tại Đắk Lắk và có chủ trương cho vay thu mua cà phê niên vụ 2011 rồi đó. Mọi diễn biến hồi sau sẽ rõ bà con ta kiên nhẫn đợi chờ, vất vả cả năm rồi, có cà fê không nên bán vội.

  8. chuotdong

    Năm nay nếu như nhà nước mua tạm trữ giá 45.000đ/kg tui sẽ bán ngay đầu mùa gửi NH ko cần so đo làm gì cho mệt.

  9. Đinh tân lâm

    Vicofa và các DN G20 thống nhất mua tạm trữ ngay đầu vụ và dự kiến giá mua khoảng 45.000đ là một điều rất đáng hoan nghênh và nghe rất mát tai, tuy nhiên từ bàn bạc thống nhất của Vicofa và các DN đến thực hiện được lại hoàn toàn phụ thuộc vào ngân hàng quyết định. Vụ tạm trữ năm 2010 là một điển hình, trong khi trông chờ vào NHNN thì ngân hàng này đang trong tình trạng sức khỏe yếu vì “nợ xấu” nên xem ra khó thực hiện được mà với lượng tạm trữ 300.000 tấn cà phê thì cần 1 lượng vốn ko nhỏ. Mà cũng phải phụ thuộc vào giá của thế giới nữa, lỡ mua 45.000/kg sau đó giá thế giới chỉ 40.000/kg thì cũng tạm trữ à. Vì mua rồi sớm muộn cũng phải bán chứ ko thể uống hết được, lúc này bị các nhà đầu cơ bắt bài và xiết cho bằng chết thì coi chừng lại, lợi bất cập hại phản tác dụng… Vicofa và các DN thừa biết nhưng vẫn hô hào mua tạm trữ phải chăng đây là 1 cái cớ để vay vốn. Chỉ khi nào có chính sách của nhà nước thì may ra mới điều tiết được lượng hàng bán ra.

    1. nongdancafe

      Bạn nói có lý, chỉ Chính phủ vào cuộc thì mới có hiệu quả, CPhủ tính toán mua tồn trữ với giá mà Nông dân có lãi, sau lên cao thì lãi thu vào Ngân sách nhà nước, nếu giá thấp thì CPhủ bù lỗ bằng nguồn vốn NSNNước (bù như thế thì nông dân chắc chắn được hưởng trực tiếp, dân nghèo bán ngay đầu vụ vẫn được hưởng). Còn hơn cứ đầu tư cho các DN, nông dân chả được gì cả, thực chất các DN có tồn trữ hay không, hay chỉ tồn trữ bằng giấy thì ai mà hiểu nổi !

      1. Tạm trữ

        Chính phủ ra tay mua tạm trữ à! chẳng lẽ chính phủ đi buôn cà phê?
        Ý kiến của nongdancafe hoàn toàn ko hợp lý.

      2. nongdancafe

        Chào bạn tạm trữ, Chính phủ vào cuộc có nghĩa là CP đồng ý với chủ trương tạm trữ, sau đó giao cho các bộ thực hiện . Bộ Tài chính lo về kinh phí để tạm trữ và tính toán giá mua ngay từ đầu để người Nông dân có lãi để tái sản xuất .Bộ Công thương chịu trách nhiệm tổ chức thu mua tạm trữ bằng nhiều cách như ký kết ủy thác cho doanh nghiệp có đủ điều kiện thu mua tạm trữ, hoặc nhiều cách khác… Như vậy Nông dân có giá bán chắc chắn có lãi ngay từ đầu . Nông dân bán ngay đầu vụ vẫn không bị ép giá. CP có chủ trương công bố giá mua và số lượng tạm trữ càng sớm thì những nông dân bán cafe non vẫn có thể bán được giá cao hơn.
        Còn các DN tự bỏ vốn hoặc vay để tạm trữ , thì chính xác hơn thì phải gọi là ĐẦU CƠ, mà đầu cơ thì phải mua cho rẽ (vì giá để mua là do doanh nghiệp định ra) để cho an toàn trong kinh doanh, nếu không sau nầy lỗ thì ai chịu cho. Vậy là nông dân gánh chịu phải không?
        Còn chủ trương CP, nếu lỗ thì đó là nguồn hỗ trợ cho nông dân (Tôi được biết các nước tiên tiến họ bảo hộ cho ND nhiều lắm nên nông nghiệp họ mới tồn tại được), còn hơn đưa vốn cho các DN thì ND khổ vẫn hoàn khổ.

  10. ho cu duc

    Mua tạm trữ là hỗ trợ nông dân hay cứu cánh các đại gia xuất khẩu? mục đích cuối cùng của DN xuất khẩu là lợi nhuận, đừng dùng công cụ hỗ trợ tài chính để đầu cơ hưởng lợi dưới chiêu bài thu mua tạm trữ mà đùn đẩy mọi rủi ro biến động giá về phía nông dân.
    Giả thiết số lượng mua tạm trữ khoảng 400 ngàn tấn, giá mua khoảng 40 triệu/tấn, thời gian tạm trữ khoảng 6 tháng, lãi suất phần hỗ trợ khoảng 6%/năm, sơ bộ các DNXK sẽ được hưởng lợi từ ưu đãi lãi suất khoảng 500 tỷ đồng, với số tiền này đầu tư vào các mục tiêu y tế, giáo dục, an sinh xã hội có lẽ thiết thực hơn là tiếp tay cho các DNXK đầu cơ hưởng lợi.
    Các ngân hàng tham gia bơm vốn cho DNXK có bao giờ nghĩ rằng sau khi hoàn thành chỉ tiêu số lượng đầu cơ thì giá giảm mạnh không ( thay vì sẽ tăng như mong muốn)

  11. chuotdong

    Tui thấy nongdancafe nói có lý đó chứ. Chính phủ ủng hộ, nông dân ta bán được giá ngay từ đầu vụ rồi còn gì. Gía 45 đầu vụ nếu bán gửi NH cuối vụ thành giá 51 nên giữ làm gì cho đau đầu phải ko, chưa nói đến ta đi vay NH phải đáo hạn để trữ cà phê lại. Tính ko cẩn thận là sai sách đó. Vụ cà phê 2011 – 2012 ai dám chắc cà phê sẽ vượt 50?

Tin đã đăng

Tin mới nhất

89