Tin buồn

Công ty cà phê Đak Đoa: Giao khoán kiểu bóc lột công nhân (Phần 1)

Bài 1: Phương án giao khoán “vừa cứng, vừa mềm”

 

Với phương án giao khoán mới, từ quyền lợi cho đến thành quả lao động của hơn 300 công nhân Công ty Cà phê Đak Đoa bị doanh nghiệp này “bóp nghẹt” và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào vườn cây, thời tiết, sâu bệnh… Những bức xúc của công nhân lên đến đỉnh điểm khi Ban giám đốc lẳng lặng xây dựng phương án giao khoán mới, lập tờ trình đề nghị Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) phê duyệt. Hệ luỵ từ cách lập phương án giao khoán mới này khiến hàng trăm công nhân chỉ còn đứng giữa 2 lựa chọn…

“Quên mình” ký hợp đồng giao nhận khoán hay… thất nghiệp?

Dựa vào văn bản số 110/QĐ-HĐTV của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) về việc hướng dẫn các doanh nghiệp thành viên xây dựng phương án khoán theo tinh thần Nghị định 135/CP của Chính phủ, hơn 6 tháng qua, Ban Giám đốc Công ty Cà phê Đak Đoa không bàn bạc, trao đổi cùng công nhân mà lẳng lặng xây dựng phương án giao khoán trình Tổng Công ty phê duyệt bất chấp phản ứng của hàng trăm công nhân nhận khoán tại 6 đội sản xuất.

Theo phương án giao- nhận khoán sản xuất cà phê, cao su giai đoạn 2011-2015, Công ty Cà phê Đak Đoa giao khoán 320,73ha cà phê kinh doanh cho hơn 300 công nhân. Vẫn với năng suất giao nhận khoán cố định như phương án giao khoán cũ, được Ban Giám đốc, người lao động trong doanh nghiệp này tạm gọi là “giao khoán cứng” là 11.300kg quả tươi/ha/năm, phương án giao nhận khoán sản xuất cà phê lần này được Ban Giám đốc doanh nghiệp giải thích bằng tên gọi khá mở là phương án giao khoán “vừa cứng, vừa mềm”, được xây dựng trên tinh thần đảm bảo hài hoà lợi ích giữa bên giao khoán- bên nhận khoán, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo… Nhưng trên thực tế, phương án giao- nhận khoán sản xuất cà phê trong 5 năm từ 2011-2015 của Công ty Cà phê Đak Đoa là một phương án giao khoán theo kiểu bóc lột đến tận gốc công sức lao động, các chính sách hỗ trợ lao động của hàng trăm công nhân, tận thu cho doanh nghiệp.

Trao đổi với chúng tôi, anh Hồ Văn Cơ, công nhân đội sản xuất số 6, Công ty cà phê Đak Đoa cho biết: Khi lập phương án giao khoán, ban giám đốc không hề cho công nhân biết họ đang xây phương án mà chỉ cho chúng tôi biết phương án này khi đã được ông Đoàn Đình Thiêm, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) phê duyệt qua quyết định 405/QĐ-HĐTV ngày 19-7-2011. Vì vậy, khi nghe Đội trưởng đọc phương án giao khoán mới công nhân như té ngửa: chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận ký vào hợp đồng giao nhận khoán bị thiệt thòi đủ đường hay… không ký đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ thất nghiệp, đói nghèo v.v…

Công nhân phản đối phương án giao nhận khoán mới … Ảnh: Thanh Luận

Phương án giao khoán “vừa cứng, vừa mềm”

Trong phương án giao- nhận khoán sản xuất cà phê trong 5 năm từ 2011-2015 của Công ty cà phê Đak Đoa, người nhận khoán có trách nộp khoán 7.286kg quả tươi/ha/năm. Những tưởng đây là phương án khoán mới đảm bảo hài hoà lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động, bên giao khoán và bên nhận khoán cùng đầu tư, sản phẩm phân phối mỗi bên được hưởng theo tỷ lệ tương ứng với tiền vốn và công sức mỗi bên đóng góp nhưng không phải vậy. Người lao động tham gia nhận khoán theo phương án này buộc phải chấp nhận tự trả lương cho mình, tự nộp chế độ về chính sách bảo hiểm, tự dưng mang thêm một khoản nợ lên đến 22 tỷ đồng và quan trọng nhất là chấp nhận đánh đố với những rủi ro bất thường từ thiên nhiên, sâu bệnh…

Anh Nguyễn Xuân Nho, công nhân đội sản xuất số 4 bức xúc: “Trong phương án giao khoán trước đây, chúng tôi nhận khoán 11.300kg quả tươi/ha/năm đã là quá sức đối với những diện tích cà phê chất lượng kém, sâu bệnh, thời tiết không thuận lợi… hàng chục công nhân không đủ nộp khoán sản nên bị trừ lương, nợ nần nối tiếp nhau. Nhưng lúc đó dù nhiều công nhân không may được phân lô cà phê năng suất, chất lượng kém gặp rất nhiều khó khăn, thiếu sản lượng đóng khoán nhưng bù lại họ được trả lương công nhân, thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…Nhưng với phương án giao khoán mới theo kiểu “vừa cứng, vừa mềm” này, Ban giám đốc Công ty cà phê Đak Đoa đã đánh đồng mỗi ha người nhận khoán phải nộp là 7.286kg quả tươi cũng như không nhận được lương công nhân, thưởng khi vượt khoán và tự mình đóng bảo hiểm cho mình, tự mang một khoản nợ 22 tỷ từ Công ty cà phê Ia Sao…”

Được biết, ngoài việc bị bóp chẹt ngay cả các chính sách bảo hiểm theo Luật Lao động, chịu lãi suất ngân hàng khi ứng lương, đánh đồng các diện tích nhận khoán bất chấp rủi ro, hàng trăm công nhân Công ty cà phê Đak Đoa còn chịu một khoản nợ trên trời do Công ty cà phê Ia Sao chuyển sang với số tiền lên đến 22 tỷ đồng! Điều kỳ lạ là trong phương án giao khoán mới này, Ban giám đốc Công ty cà phê Đak Đoa, Tổng Công ty cà phê Việt Nam còn đưa 30% lãi khoản nợ này vào tổng hợp chi phí sản xuất cho 1 ha cà phê kinh doanh mà công nhân nhận khoán. Như vậy, mỗi công nhân nhận khoán theo phương án “bỗng dưng mang nợ” và phải có trách nhiệm đóng hơn 4 triệu đồng/năm tiền lãi suất khó hiểu này khi nhận khoán.

Thanh Luận-Thanh Sơn

Theo: Gia Lai điện tử

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. nongdan

    Ở chỗ tôi, nhiều gia đình không có nhân công làm, khoán cho các hộ khác 1,3 tấn nhân / năm. Như vậy địa chủ nhà nước ác nghiệt quá, 11,3 tấn quả tươi ~ > 2 tấn nhân !!! Ác nghiệt cho dân đen quá!

  2. Cư Pul

    Sao mà giống mấy công ty cà phê bên Đak Lak vậy, kêu trời bao nhiêu năm rồi mà có thấy gì đâu.
    Vì trời cao quá!

  3. Dân Dak Ghềnh

    Kinh khủng, bọn địa chủ mới có nhiều chiêu bóc lột tinh vi, còn hơn cả chế độ phong kiến tàn bạo hay chế độ tư bản ăn thịt người dã man.

  4. capenghot

    Tội nghiệp cho những người nông dân không ruộng đất, họ phải bán mình cho những tên địa chủ mới.
    Không nhận thì thất nghiệp mà nhận làm thì…!

  5. HongThatCong

    Tôi nhận thấy các công ty cà phê quốc doanh ở Tây nguyên học cách giao khoán “bóc lột” giống nhau. Người lao động chịu “cái giá” trên trời! Giao khoán sản phẩm như thế nếu không ký cho anh nghỉ… thất nghiệp luôn. Dân đen thiệt thòi quá đỗi. Bắt thang lên hỏi ông Trời…?!

    1. Quách tiểu đệ

      Họ không phải mất công đi học nhau đâu bác ơi vì họ có chung 1 sếp mà. Bác kiểm tra lại mà xem đó chính là những công ty thành viên của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam cả đấy bác ạ.
      Ở Đak Lak chuyện này cũng đã được lên báo nhiều lắm, từ các công ty của Tỉnh cho đến công ty của Tổng đều có mức khoán tương đương cả như bác nói là họ học cách giao khoán “bóc lột” giống nhau. Cùng có nhiều người đi kiện dài ngày như các kỳ án rồi đâu cũng vào đấy.
      Bác không thấy cà phê trồng hơn 20 năm rồi mà không dám tái canh à!
      Ở đâu cũng là chỉ một ông trời thôi bác ơi.

  6. viethoa2711

    Chà, có vẻ cao quá và không hợp lý vì tiền lãi ngân hàng trong phương án khoán là lãi của khoản đầu tư vốn lưu động trong kỳ cho quá trình sản xuất hoặc đầu tư xây dựng cơ bản rất ít. Chứ không phải là khoản nợ tồn đọng chưa xử lý lâu nay bắt công nhân gánh chịu trong vườn cây.
    Về ký phương án khoán là một hợp đồng kinh tế, nếu không đồng ý thì thông qua tổ chức Công đoàn hoặc công nhân tập hợp đơn khiếu nại gửi lên cấp trên và tỉnh và các cơ quan chức năng vào can thiệp tính toán lại ở mức hợp lý cho bà con.
    Chúc bà con sẻ sớm an tâm sản xuất kinh doanh.

  7. Phuoc Trung

    Đúng là “vừa cứng, vừa mềm” thật. Các ông QUAN ấy ngồi chơi xơi nước nghĩ ra nhiều chiêu có thể nói là ĐỘC hơn mấy ông Địa chủ hồi xưa nữa. Đường nào cũng chết, chỉ có dân đen là khổ nhất. Thử hỏi nếu các ngài là nông dân nhận khoán những diện tích cà phê đó và với chính sách của Cty như vậy, các ngài liệu có sống nổi không.
    Còn đây nữa “Ban giám đốc lẳng lặng xây dựng phương án giao khoán mới, lập tờ trình đề nghị Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) phê duyệt”. Các bác mà họ hay gọi là “Tổng Công ty Cà phê Việt Nam ” đó, nếu không có những người nông dân như chúng tôi thì các bác có sống được với ngành cà phê đến tận bây giờ không?? Các bác sướng thì cũng phải làm sao cho dân bớt khổ, cũng phải cho họ sống với chứ. Xin chia sẻ với hơn 300 công nhân Công ty Cà phê Đak Đoa. Mong rằng BGĐ sẽ sớm nhận ra được tầm quan trọng của các bạn mà đưa ra những quyết sách hợp lý.
    Vài lời xin chia sẻ.

  8. Minh Ngoc

    Hiện nay tôi đã ký hợp đồng cho thuê 3,2 ha cà phê kinh doanh cũng ở Gia lai huyện IAgrai (từ năm 2011-2016) cà phê của tôi trồng năm 1996. Vì tôi ở HCM không làm được vườn. Vụ trước (2009-2010) tôi chỉ cho thuê là 16 tấn tươi toàn vườn. Nhưng xui cho tôi là tôi gặp ngay phải thằng nghiện. Nó làm được một vụ trả sản đàng hoàng (tôi phải cho nó vay tiền đầu tư hầu như toàn bộ vì nó ở miến bắc vào có mỗi 20 triệu) đến vụ này nó bị nghiện trở lại chả có tiền đầu tư. Thế là tôi phải lấy lại vườn hồi tháng 6 vừa rồi, nó bắt tôi bồi thường 160 triệu đồng cho việc cắt cành và 3 lần tưới mùa khô. Tôi phải tự làm đến hết vụ này sau đó tôi cho thuê 19 tấn tươi toàn vườn. Hợp đồng 5 năm. Năm đầu tôi bớt cho 1 tấn.
    Vườn của tôi mặt tiền đường có hệ thống ống nước bình minh chôn khắp vườn tưới béc thoải mái, có nhà có giếng. Đó là họ tự đề nghị trả tôi thế. Chồng tôi cứ bảo tôi lấy đắt thế, mà bản thân tôi thực sự là tôi cũng lo là tôi lấy đắt và tôi cũng rất lo lắng cho họ sợ họ không có lời . Tôi bảo là cứ ký thế vì chính họ đề nghị giá thế chả nhẽ mình lại không đồng ý, nếu thực sự đến khi thu mùa nào mất mùa thì mình giảm cho họ. Vì ở chỗ tôi tôi là người đầu tiên cho thuê vườn nên chả biết giá thị trường.
    Đến giờ tôi đọc bài báo trên thì thấy là nông trường còn ác hơn tôi. Tôi thấy người nông dân làm cà phê khổ thật sự. Tôi là người nhà nước một năm lên vườn cà phê vài lần cũng tự tay tưới và thu hoạch thì biết là nếu họ có kiếm được đồng tiền thì cũng thực sự chua chát. Bao nhiêu năm nay giá cà phê thấp hãi hùng. Tôi mua vườn 12 năm nay mà chả được lãi đồng nào. Để vườn cho vui thôi bán thì tiếc vì đất mặt tiền đường nhựa.
    Nếu thực sự người nông dân mà phải sống hoàn toàn dựa vào vườn cà phê thì thật là khổ mong nhà nước bớt để cho họ con đường sống vì thực sự giá như thế là quá cao. Cà phê năm được năm mất mùa. Mong nông dân trồng cà phê bớt khổ. Hiện nay ở B7 còn nhiều đất bà con có thể lên đó thuê đất để trồng cà phê, đất toàn của dân tộc họ bỏ hoang vì họ chả có tiền trồng nhưng bán thì họ chả bán. Tôi cũng có 6,5ha đất trắng định cho thuê trồng cà phê rồi. Đã có người đồng ý thuê rồi nhưng thực sự tôi sợ lắm. Nếu vì một lý do nào đó mà người ta trả lại vườn tôi thì tôi chỉ có nước chết, nên tôi quyết định sang năm trồng cao su. Sợ cà phê lắm rồi, trồng cà phê khổ lắm. Mong giá cà phê cao cho bà con bớt khó khăn.

    1. vũ anh

      Minh Ngọc khoán như thế mình thấy cũng hợp lý. Nếu năng suất bình quân 12 tấn quả tươi thì chỉ lấy công làm lãi thôi. Bạn là người có tâm sáng chứ không như mấy chả chỉ ngồi chờ bóp cổ người …”ngắn cổ”.

  9. Bù Na

    Cô Minh Ngọc nói vui ghê : Đến giờ tôi đọc bài báo trên thì thấy là nông trường còn ác hơn tôi.
    3,2 ha mà cô lấy 19 tấn tươi, rẫy đã lắp hết hệ thống ống cứng Bình Minh có thể tưới béc thuận tiện… vậy là không đắt đâu cô ạ.
    Cô yên tâm, nếu người mới không hợp đồng thì cháu sẽ giới thiệu cho, rất nhiều người cần giúp đỡ để có điều kiện làm ăn đấy cô. Cô không thấy cty nhà nước thu trên 7,2 tấn/ha mà còn phải nộp thêm đủ vô số khoản có tên lẫn không tên lên đến hơn 9 tấn/ha đấy chứ không ít đâu. Còn khi mùa màng thất bát thì mình giúp đỡ nhau chứ không như của công ty. Họ cho bảo vệ mang súng ống ra tận rẫy để lùa cà phê tươi đưa về sân công ty cho đến khi nào đủ sản mới cho mình đưa về nhà, trông không khác gì kẻ cướp đâu cô.
    Cô phá đi để trồng cao su là thất thu đến 5-7 năm sau, mà cao su bây giờ trồng tràn lan từ nam chí bắc, qua cả Campuchia, Lào nữa, không biết đến khi đó lấy công đâu mà đi cạo mủ ở những chỗ xa xôi vắng vẻ đây. Khi ấy biết giá mủ có như bây giờ không hả cô?

    1. Trấn Anh Dũng

      Rất tán thành ý kiến của Leminh.
      Thực sự đã đến lúc phải nhanh chóng chấm dứt sự tồn tại của các loại hình nông trường cà phê được hình thành cách đây trên 40 năm. Mặc dù sau nhiều lần đổi mới, hiện nay gọi là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước thuộc Tổng Công ty cà phê Việt nam nhưng bản chất vẫn không thay đổi đó là kiểu phát canh thu tô, là các địa chủ mới. Người sản xuất trên đất các đơn vị này quản lý quá thiệt thòi so với người dân các địa phương sinh sống quanh vùng.
      Các khoản thu khoán quá cao và hầu như không được miễn giảm khi bị rủi ro thiên tai hoặc giá cả thị trường sụt giảm,
      Tổng thu khoán gần như chỉ dùng để chi trả cho bộ máy gián tiếp từ công ty con đến công ty mẹ. mức chi phí quản lý của một công ty con 3-4 tỷ/năm và hết sức bất hợp lý-suốt ngày họp hành-tình trạng mất đoàn kết rất phổ biến trong toàn ngành vì phân chia lợi ích không công bằng điển hình như hơn chục năm nay, trên lãnh đạo TCty Cà phê lúc nào cũng mất đoàn kết!
      Giải pháp tốt nhất là giải thể để giao lại đất đai cho người lao động-góp phần đảm bảo đời sống cho họ-những con người quá lam lũ vất vả với cây cà phê .

      1. Chính trung GL

        Do cơ chế hết bạn ơi.
        Hiện nay người dân không có đất sản xuất nhưng vẫn cấp cho các cty hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ha và các cty biến nông dân trở lại thành kẻ làm thuê như tá điền ngày xưa.
        Biết làm sao được, cơ chế mà.

  10. nguyễn văn tuấn

    chổ tôi nhà nhiều đất cho khoán 1,1 tấn nhân trên 1 năm tương đương với khoảng 5 tấn tươi mà giống, đất và địa hình rất tốt. Ở đây công ty cho tới 11,3 tấn tính ra cũng gần 2,5 tấn nhân thế còn gì gọi là xhcn nữa, làm thế chắc ăn mắm. Theo tôi thì công nhân phải đình công phản đối theo bộ luật Lao động. Mấy thằng công ty là đồ chó không biết thương công nhân gì hết. Nếu có ăn thì khoán 1 tấn nhân là vừa rồi.

    1. Dân Dak Mil

      Nông dân nước ta sẽ còn khổ mãi khi bọn địa chủ mới vẫn tồn tại một cách hợp pháp.
      Chính sách chưa thay đổi thì nông dân liên kết, nhận khoán cà phê của nông trường công ty chưa khá lên được đâu.

  11. Hoang tuyen

    Các ông sếp con ở các nông trường, nay là cty, thuộc Tổng Cty Cafe VN đều bò bằng 2 đầu gối ra tổng để giữ ghế. Họ giàu kếch xù, nhà lầu xe hơi, tiền gửi ngân hàng mấy sổ tiết kiệm mấy tỉ đồng. Bà con ta nên chịu khổ ra ngoài làm ăn sướng hơn nhiều.

  12. công nhân

    Theo tôi, giao khoán công bằng theo cách XHCN hài hòa lợi ích sau đây:
    Năng suất bình quân cao là 3 tấn nhân/ha, tương đương 12 tấn quả tươi (chăm sóc thật tốt thì năng suất trên mới duy trì bền vững, nếu không…)
    1 tấn nhân dành cho đầu tư. (= 4 tấn quả tươi = 1/3 sản lượng)
    1 tân nhân dành cho chủ vườn.
    1 tấn nhân dành cho người nhận chăm sóc.
    – Trường hợp CTy bỏ ra đầu tư thì CTy nhận 8 tấn quả tươi là tối đa.

  13. kim ngọc

    Tất cả các công ty cà phê ở Tây nguyên đều thực hiện theo Tổng công ty, cán bộ nào cũng có biệt thự ở thành phố tiền thì hàng tỷ con thì đi du học nước ngoài… Công nhân không nộp đủ sản lượng thì thu lô, không cần biết do thời tiết hoặc sâu bệnh làm giảm sản lượng mà chi biết nhắm mắt thu theo hợp đồng.
    Nếu không có công nhân làm ra sản phẩm thì công ty lây đâu hàng hóa để mà bán. Công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm thì sống trong khổ cực không biết kêu ai.
    Công nhân phải đoàn kết đấu tranh để cứu mình.

  14. tieuphong

    CAFE VÀ NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT.
    Bản hợp đồng phi lý của CTY CAFE ĐAK ĐOA đã đi ngược lại chủ trương đường lối của nhà nước, đi ngược lại sự tiến bộ của nhân loại.
    Hãy hoán vị đi, để các ông lãnh đạo của cty thấu hiểu được những nhọc nhằn của công nhân, các ông đã quá vị kỷ khi đặt bút để soạn hợp đồng, lương tri các ông để đâu?
    Cần có sự dũng cảm để sửa chữa sai lầm của mình, các ông hãy làm điều gì đi, để con cháu của các ông ngẩng cao đầu khi nghe người khác nói về cty của các ông, chứ đừng để chúng làm điều ngược lại, chúng có tội gì đâu?
    Hãy thay đổi, sự thay đổi cần thiết, vì thương hiệu của các ông. Đừng làm cho mọi người phẫn nộ. Đừng để mọi người quay lưng lại, NGƯỜI TA KHÔNG THỂ THẢ HỒN VÀO LY CAFE khi nó có thêm vị mặn của những giọt nước mắt.

  15. trần anh dũng

    Chỉ một đợt thao túng hạ giá mua cà phê chè arabica của các nhà thu mua những ngày qua (hạ giá gần 30% trong khi đó giá thị trường thế giới chỉ giảm 3,7%) đã tước đoạt toàn bộ công sức chăm sóc vườn cà phê chè ở khu vực Sông hinh-Phú yên và vùng Madrac-Đác lắc, biến họ trở thành người làm không công cả năm nay vì năng suất sản lượng cà phê chè vụ này rất thấp- là năm mất mùa- người lao động chỉ hi vọng vào giá cao như đầu vụ mới thu bói. Trong khi đó vai trò của các công ty cà phê là công ty con của Tổng công ty cà phê Việt nam có sản xuất cà phê chè không tác dụng gì để đảm bảo lợi ích của người lao động và chỉ nhăm nhăm vào việc thu nợ khoán!

  16. NgocHien

    Qua diễn đàn Y5Cafe của những người nông dân cà phê, xin có lời gửi đến Tổng CTy Cà phê VN, vì không biết cách nào để quý vị nghe thấu, xin thông cảm.

    Kính gởi : Lãnh đạo Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.
    Hợp đồng giao khoán của Công ty cà phê Đắc Đoa được quí Tổng Công ty phê duyệt áp dụng mức khoán như vậy là quá cao, trong khi mọi chế độ công nhân phải tự lo hết như (tự trả lương, tự đóng bảo hiểm xã hội,y tế…và những khoản theo qui định) nói chung là tự trả hết…
    Tôi đang thắc mắc những lần khoán trước công nhân không có phản ứng, năm nay việc giao khoán gây ra phản ứng dữ dội có phải chăng do số tiền nợ hơn hai chục tỷ của mấy Ông Chi nhánh Cà phê Bắc Tây Nguyên trước đây (khu vực Gia Lai) làm ăn thua lỗ rồi phân bổ cho công ty Đắc Đoa, rồi Cty đưa vào giá thành sản xuất của đợt khoán này dẫn đến đơn giá đội lên cao, nên mức khoán/ hecta quá cao so với mặt bằng khoán chung….?
    Ở đây Tôi muốn nhắn gởi đến các vị ở Tổng CTy nên xem xét một cách thấu tình đạt lý, với mức khoán hợp lý, vừa phải làm sao để người lao động có thu nhập chính đáng, còn với mức khoán như trên công nhân của mình cơ cực quá! quanh năm suốt tháng sợ không đủ sản lượng để nộp, hậu quả sẽ thu lô nghĩa là mất việc, cũng đồng hành với việc giải quyết chế độ sau này gặp nhiều khó khăn hơn.
    Quý vị nên tôn trọng ý kiến của người lao động !

  17. Nguyễn Hoàng

    Quý vị ơi! Công ty lấy từng giọt mồ hôi, nước mắt của công nhân “chạy” và nhận được nhiều sự ủng hộ của Sở, ban, ngành tỉnh Gia Lai. Ông Lê Văn Lịnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai chẳng biết chút gì về tình hình sản xuất nhưng khu UBND tỉnh giao nhiệm vụ đi kiểm tra, ông ấy lập báo cáo UBND tỉnh là toàn công ty cà phê Đăk Đoa chỉ có… 12 người nợ khoán?
    Tại Hội nghị công nhân viên chức năm 2010 khi vụ thu hoạch kết thúc, Ban giám đốc Công ty công bố toàn công ty có 157 công nhân còn nợ khoán, trong đó có 12 người nợ khoán trên 10 tấn (tức là nợ quá nhiều), tổng khoản nợ mà 157 công nhân, chiếm hơn 50% công nhân công ty nợ hơn 500 tấn tươi. Số nợ này vẫn còn tồn tại dai dẳng vậy mà ông Lê Văn Lịnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai báo cáo UBND tỉnh Gia Lai là chỉ có 12 công nhân nợ… Có lẽ cán bộ này mờ mắt mất rồi!
    Công nhân ơi! Hãy đoàn kết lại để dành quyền lợi chính đáng cho mình và gia đình.

  18. Chính trung GL

    Đây là tin vui cho bà con, có bằng chứng cụ thể xác minh bà con công nhân không nợ nần với Cty thì bà con khỏi trả nợ. Nhưng phải kiếm cho được báo cáo này để làm bằng.

    1. Tien Thanh Dak Doa

      Tôi tình nguyện nhận trách nhiệm giúp bà con tìm được báo cáo của Sở NN&PTNN Gia Lai. Có báo cáo này rồi, bà con công nhân nợ sản khỏi phải trả nợ nữa. Hoan hô ông Lê Văn Lịnh, cả đời ông mới vô tình giúp được hàng trăm công nhân 1 lần/trong đời cán bộ. ha ha…
      Tôi sẽ nhận trách nhiệm này.

  19. hai binh

    Thử nghĩ ở các vùng còn gọi là nghèo nếu xoá bỏ luôn các nông trường cà phê thì nông dân, công nhân ở đấy sống dựa vào cái gì? Đây chỉ là một mặt thôi, tôi nghĩ không phải là quá bóc lột. Nếu đi thực tế thì 1 hộ công nhân 1 năm vẫn dư ra nhiều tiền, còn nhiều hộ khác từ gia đình bình thường thành gia đình khá giả, thậm chí là giàu nhờ từ việc làm công nhân của các nông trườg cà phê này.

    1. Bo

      Xóa luôn nông trường, chia ruộng đất về cho người cày thì bớt rất nhiều bọn ăn bám, bọn bóc lột vô công rỗi nghề thì đời sống bà con sẽ tốt đẹp hơn gấp bội lần. Duy trì kiểu bóc lột phong kiến này càng lâu thì bà con còn khổ mãi.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85