Trung Quốc ồ ạt gom nông sản Việt: Coi chừng nông dân bị lừa

Thời gian gần đây thương nhân Trung Quốc trực tiếp sang nước ta thu gom nông sản, đẩy giá cả lên cao khiến cho nông dân vui mừng. Nhưng bên trong hành động thu gom này tiềm ẩn những vấn đề cần cảnh báo. Ban biên tập Y5Cafe đăng bài phỏng vấn này ngỏ hầu mong bà con hiểu rõ thêm bản chất của vấn đề.

“Việt Nam cần phải sớm có một chiến lược bài bản để xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng nông sản”. Đó là kiến nghị của PGS.TS Phạm Tất Thắng – chuyên gia kinh tế cao cấp, kiêm tư vấn chính sách của Viện Nghiên cứu Thương mại.

Việc thương nhân Trung Quốc (TQ) đang đẩy mạnh thu mua nông sản của ta có là chuyện bình thường, thưa ông?

– Buôn bán với TQ có thể nói với chúng ta chưa bao giờ là “chuyện bình thường” cả. Bởi do buôn bán của ta với thương nhân TQ chủ yếu là biên mậu, giao hàng mới trả tiền nên đầy rủi ro. Họ lại có đầy mưu mẹo để mang lại lợi ích cho họ, còn đẩy phần thiệt hại về phía nông dân, doanh nghiệp của chúng ta. Trước đây doanh nghiệp TQ cũng đẩy mạnh mua dưa hấu, sắn lát, rau quả của ta… nhưng sau khi nông dân tập trung sản xuất thì họ không thu mua nữa.

Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc TQ đẩy mạnh thu mua nông sản đem lại lợi ích cho nông dân khi bán được giá cao?

– Phía thương nhân TQ có thể đẩy giá của bất cứ nông sản nào của ta lên cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, đã xảy ra việc, lúc nông dân dồn được hàng thì họ ép giá, đánh tụt xuống ngay lập tức. Hay lúc nông sản của ta vào chính vụ, ta tập trung dồn hàng lên biên giới để xuất sang cho họ thì họ lại bày ra kiểm dịch, thông quan… nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả hàng hóa của ta.

Tôi dẫn chứng như vậy để thấy, buôn bán với TQ nếu cứ manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay, chúng ta sẽ luôn bị dồn vào thế yếu, còn thương nhân TQ luôn ở vào thế “làm giá” với hàng nông sản của ta.

Nhưng nếu thương nhân TQ đến tận vườn của nông dân ta thu mua nông sản với giá cao thì khó có thể xảy ra những bất lợi nêu trên?

– Cũng đã xảy ra tình thế là thương nhân TQ đến tận vườn, nắm từng cây nông sản của ta để thu mua. Song điều này cũng không phải đem lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp của ta. Thương nhân TQ đã sang tận vườn vải thiều của ta để thu mua về xuất khẩu. Mua vải ngon của ta về, họ đóng gói xong nghiễm nhiên gắn mác sản xuất tại TQ để bán đi.

Họ cũng đã từng sang VN mua chè vàng, loại chè đặc sản của ta với giá “khủng”, sau đó về đánh lộn đó là chè TQ để xuất khẩu với giá cao gấp bội. Chúng ta bán cho họ tưởng là được lợi tí chút về giá nhưng thiệt hại lâu dài thì không thể tính được.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, chúng ta không thể dùng biện pháp hành chính để ngăn cản việc thương nhân TQ đẩy mạnh thu mua nông sản của VN?

– Từ trước đến nay sự phối hợp giữa các bộ, ngành của ta không tốt, dẫn đến không quản lý, không thống kê được lượng hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng xuất sang TQ. Lợi ích quốc gia của chúng ta đã chưa được đặt lên hàng đầu, mà mới chỉ quan tâm đến lợi ích của một nhóm nào đó. Do vậy, nhiều nông sản của ta xuất sang TQ rơi vào tình trạng không thể quản lý nổi. Cuối cùng thiệt hại vẫn là chúng ta.

Để khắc phục, chúng ta phải có sự tổ chức buôn bán nông sản một cách bài bản sang TQ. Xuất khẩu phải đi vào chính ngạch, ký hợp đồng rõ ràng.

Vậy về phía các cơ quan quản lý, theo ông phải làm gì để có thể tránh được những thiệt hại khi buôn bán với TQ, và có thể giúp nông dân tận dụng được cơ hội từ thị trường này?

– Chúng ta phải sớm có chiến lược bài bản để xuất khẩu sang TQ. Cả thế giới hiện sợ thị trường này và cũng lợi dụng thị trường này. Do vậy, chúng ta phải làm thế nào để hạn chế tác hại, tận dụng sức tiêu thụ của TQ.

Chiến lược này phải được thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương và đến được với người nông dân. Lúc đó, chúng ta mới có thể phát huy những thế mạnh và làm chủ được thị trường trong buôn bán với TQ với những mặt hàng nông sản là thế mạnh của Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!
Mai Hương (thực hiện)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. cuba

    Nếu có từ nào nói về xảo trá, xấu xa, xảo quyệt, nham hiểm, … dành cho bọn hồ cẩm đào (viết thường) đều không sai tí nào, tẩy chay trung quốc, cả thế giới hãy No china.

  2. nghenhin

    Nếu các doanh nghiệp và người sản xuất muốn được hưởng lợi về lâu dài thì tốt nhất không nên làm ăn với bất cứ người TQ nào. Đa phần họ đều có một điểm chung là luôn tìm cách triệt phá khả năng cạnh tranh của ta… Tẩy chay không mua bán giao lưu với tàu khựa các bạn nhé. Việt Nam muôn năm!

  3. Nông dân nghèo

    Càng nói càng thấy buồn Gíáo Sư ạ. Nông dân thì chỉ biết sản xuất, ai mua được nông sản làm ra là mừng lắm rồi. Nay thương nhân Trung Quốc vào tận vườn để mua giá cao hơn thì mừng lắm chứ. Chúng em nào biết họ mua để tiêu dùng hay đóng nhãn mác của họ vào để tái xuất. Mà vậy đối với nhà nông chúng em cũng biết làm gì hơn.
    Chuyện thương hiệu, xuất khẩu theo chính ngạch… dành cho các nhà kinh doanh xuất khẩu nước ta chứ nông dân làm được gì. Buồn là họ chỉ biết ép giá nhà nông chứ còn chẳng biết hay không dám bơi ra biển lớn Gíáo Sư ạ. Các cấp quản lý thì buồn hơn nữa…!

    1. Công nhân caosu

      Ừ nhỉ! Cần phân biệt rõ đâu là trách nhiệm của người nông dân sản xuất, đâu là của nhà kinh doanh xuất khẩu. GS nói vậy thì biết vậy, rồi cứ như cha chung không ai khóc.

  4. cafeculi

    Các loại nông sản khác thì tôi không biết, riêng mặt hàng cà phê nếu mấy bác ba tàu mà vào tận vườn mua được giá cao thì nông dân ta cứ bán thôi. Vẫn biết chơi với ba tàu là con dao 3 lưỡi nên nhớ cảnh giác. Còn họ mua về chế biến và gắn thương hiệu TUNG CỦA là “guyền” của họ. Xưa nay cà phê Việt xuất khẩu chủ yếu là hàng thô thôi mà.

  5. đường trung kiệt

    Nông dân chúng ta làm ra nông sản bán được giá cao thì rất là mừng , chẳng lẻ giá cao không bán ? Đợi thương nhân ba tàu về nước rồi mới bán sao ? lúc đó giá cả sẽ biến động thế nào rồi khi mà đang được thương nhân ba tàu mua với giá cao , còn thương nhân VN chúng ta lại mua với giá thấp hơn ?
    Nếu như là thương nhân VN chúng ta mua với giá cao như thương nhân ba tàu thì chúng ta tất nhiên sẻ không bán cho ba tàu rồi . Em xin đặt ra câu hỏi này :
    100kg tiêu bán cho TN VN = 10triệu VND.
    100kg tiêu bán cho TN ba tàu = 12triệu VND.
    liệu lúc đó các nông dân sẻ bán cho TN VN chăng hay bán cho TN ba tàu ?
    Xin lỗi với những ai không chung ý kiến !

  6. hoang phuc

    Vài năm trước, mấy DN nhà nước độc quyền thu mua cafe nên họ tự tung tự tác, tự đặt giá thu mua và người nông dân đành phải bán cho họ (nhược điểm của cafe là không ăn no được) làm mất uy tín đối với nông dân. Sau vài năm gia nhập WTO các DN nước ngoài được phép vào thu mua nông sản tại VN và khả năng thua trên sân nhà là điều hiển nhiên:
    – Ở các nước, DN đầu tư nước ngoài nhập khẩu một số nông sản (tùy từng thời điểm và chủng loại) sẽ được ưu đãi lãi suất nhiều khi bằng 0%.
    -Ở VN, trong vài năm gần đây lãi suất các DN đi vay luôn ở mức cao 12-25%.
    Làm một vi dụ nhỏ: một doanh nghiệp VN mua 100 tấn cafe giá 50.000/kg +20% lãi suất =6 tỷ.
    DN ngoại mua 100 tấn giá 52.000đ/kg cộng cả thuế vào và xuất giá 58.000đ/kg. Sau một hồi mua, xuất họ lời vài tỷ trong khi đó giá vẫn rẻ hơn DN trong nước và giá thu mua cũng cao hơn.
    Với tình hình nay một vài năm nữa các DN Việt không phá sản mới là chuyện lạ.
    Theo các bác trên diễn đàn, để DN Việt thua trên sân nhà lỗi tại ai ?(DN Việt Nam hay DN ngoại hay tại ai)

  7. hoang long

    Riêng các mặt hàng không phải tươi sống chúng ta không sợ, như tiêu cà phê sắn lát khô, chúng ta không gì phải sợ thương gia Trung Quốc, được giá ta bán rẻ ta để lại. Còn trái cây hay mặt hàng tươi sống, thì chúng ta phải cảnh giác, vì đã tới vụ thu hoạch rồi mà không bán thì không tài nào bảo quản nổi. Công nghệ chế biến thực phẩm chúng ta còn yếu, người nông dân một nắng hai sương cần tiền để đầu tư tái sản xuất và chi phí cho cuộc sống, vay ngân hàng thì rất là khó khăn, cán bộ ngân hàng ngày nay đâu đâu cũng đòi chi phí mới giải ngân rất là tiêu cực. Không hiểu sao ở Việt Nam ngày nay như vậy, đồng tiền làm thay đổi tính nhân bản của con người. Có một vụ báo Tuổi Trẻ mới đăng, một người bị cướp giựt túi đựng tiền, tiền bị rơi tứ tung, mọi người đổ xô ra tranh nhau lượm. Tôi thật là buồn cho người Việt Nam chỉ vì mấy trăm ngàn mà đánh mất đi phẩm giá, tôi nghĩ chúng ta còn thua xa về ý thức và tính cộng đồng so với Nhật Bản mấy thiên niên kỷ nữa.

  8. KQS

    Trả lời hay nhưng giải pháp là gì? Bao giờ áp dụng? Hiệu quả thì sẽ thưởng như thế nào? Còn giải pháp sai thì ai chịu trách nhiệm? Chịu ra sao? Làm đẹp báo cáo để có lợi thì xử lý người làm đẹp, người giám sát, kiểm tra, đối tượng có liên quan trong đó như thế nào? và…

    Chuyện kinh tế thế giới, thương hiệu,… nói với Nông dân thì bằng thừa, nhất là nông dân trồng các loại cây không ăn được (lúa và ngũ cốc là sản phẩm có thể ăn; cà phê, tiêu,… thì chịu). Vậy tại sao lại nói hoài, không nói cho các diễn đàn tập đoàn, hội,…

    Theo tui, bất kể ta hay người nước ngoài, đối tác nào chơi được thì chơi. Lên án họ hòai mà vẫn làm ăn thì ta với họ có phải cùng … không? Theo một số ý kiến, cà phê trước đây bị các DNVN thao túng giá nên làm mất lòng tin của dân, giữa hai cái mất như vậy thì người ta hẳn chọn cái mất ít hơn thôi

    Là Nông dân, hãy chăm sóc tốt vườn cây của mình để có năng suất cao và sản phẩm an toàn (không làm hại người khác khi sử dụng sản phẩm của họ) là OK, chuyên nghiệp rồi. Cái chuyên nghiệp đó sẽ chẳng thể tồn tại nếu nông dân không có tiền, lúc này các nguồn cung cấp vốn DNVN sẽ hỗ trợ họ thế nào? Tôi nghĩ trông chờ điều đó khó như lên trời nên Nông dân cần tìm hiểu về thị trường, giá cả để chọn thời điểm bán sao cho lợi nhuận làm họ hài lòng (không bán ngọn, vì chẳng ai biết ngọn đâu mà chờ trừ những DN liên kết làm giá).

    Ai phản đối thì kệ, đó là lời nói chân thực từ những gì tui biết

  9. AkjLee

    Thương nhân Trung Quốc không chỉ sử dụng biện pháp nham hiểm đó để thu mua nông sản mà còn áp dụng với nhiều mặt hàng khác mà chúng ta từng được nghe được biết, như thu mua đỉa khô, râu ngô non, tắc kè con, …. Đẩy giá thật cao, cao đến mức không tưởng và chỉ thu mua số lượng lớn. Chờ bà con đi gom hàng về, thương nhân TQ sẽ làm ngơ dần rồi không thu mua nữa, hoặc đưa ra các chính sách hạn chế xuất khẩu đối với Việt Nam.
    Bà con có thể tham khảo thêm ở bài viết dưới đây:

    http://danviet.vn/47058p1c25/chieu-pha-gia-hiem-ac-cua-thuong-lai-trung-quoc.htm

    Tóm lại, không nên tin tưởng làm ăn chóng vánh với Trung Quốc. Nếu có thiết lập mối làm ăn thì phải thỏa thuận làm sao để mình có lợi hoặc hạn chế tối đa thiệt hại nếu họ phá hợp đồng.

  10. thanhliem

    Tôi cũng là một người kinh doanh hàng nông sản, thật sự tôi cũng rất ghét người TQ, nhưng tôi cũng không có tin tưởng vào chính sách của VN tí nào. Các bộ ngành quản lý một Quốc gia còn không thông nhất được huống chi là có sự thông nhất từ trên xuống dưới, thật viễn vong. Trước mắt cứ ai chào giá cao thì bán cho người đó thôi, còn các rủi ro sau này thì tuy cơ mà ứng biến thôi.

  11. Thanh Tam - cưkuin

    Úi! Thanhliem ơi! Mình là công dân Việt Nam thì phải tin tưởng vào chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước ta chứ. Là dân kinh doanh hay làm nghề gì thì cũng vậy “Có lợi thì ta làm” nhưng ta cần phải coi chừng và cảnh giác với các thương nhân TQ thôi mà! Chúc anh luôn là nhà kimh doanh giỏi, “có tâm, có tầm”.

  12. hoang phuc

    Hình như câu hỏi của mình khó hay sao mà không thây ai trả lời vậy?
    Các bác thử tìm ra đáp án làm sao nông dân cafe vừa bán được giá cao và DN Việt vẫn phát triển được

    1. cuba

      Với dữ kiện bài toán của bác đưa ra, vô nghiệm cũng được, vô số nghiệm cũng được, hay chẵng ai hiểu được đề ra cả !

  13. Nông Dân

    Nói tới TQ chúng1 ta phải nói tới sự gian manh xảo trá của chúng, tất cả chúng ta cần phải sáng suốt khi làm ăn với chúng, không nên để chúng đưa ta vào tròng rồi xoay sao thì xoay, theo tôi nghĩ nên tẩy chay tất cả những gì liên quan tới bọn khựa. Tẩy chay hàng hóa Khựa.

    1. NgứaTay

      chào các bác nông dân, bác viết bài rất hay nhưng có chỗ em thấy cũng chưa hay lắm.
      ví dụ : “Nói tới TQ chúng ta phải nói tới sự gian manh xảo trá” em và em nghĩ tất cả mọi người đều chấp nhận.
      – “theo tôi nghĩ nên tẩy chay tất cả những gì liên quan tới bọn khựa” câu này hơi khó em lấy ví dụ trong nhà người VN mình thử thống kê sơ sơ xem có bao nhiêu vật dụng của TQ. Vì sao thế ? hàng TQ bình dân giá rẽ nông dân nghèo tiền đâu ra mua những món cao cấp
      – “Tẩy chay hàng hóa Khựa” cách đây vài năm nếu muốn mua 1 chiếc xe làm phương tiện đi lại kiếm cơm chắc chỉ nằm mơ thôi, từ khi có “hàng hóa Khựa” vào VN bà con nông dân mình cũng đở vất vã đạp xe đạp ra đồng.
      Em không phải có ý khen TQ nhưng theo ý kiến bản thân em nghĩ vậy mong các bác lượng thứ.

      1. Nông Dân

        Đúng là mấy năm gần đây hàng hóa của TQ mang lại rất nhiều tiện ích cho chúng ta, tôi không phủ nhận điều đó, nhưng hiện nay thì khác rồi, chúng ta đã có thể sử dụng hàng hóa khác thay thế hàng của bọn Khựa , VD bây giờ một chiếc xe chính hãng cũng chỉ 12,13tr đồng thôi thì tội gì chúng ta phải dùng hàng của Khựa trong khi hàng của chúng vừa kém chất lượng lại vừa nguy hiểm cho người tiêu dùng, đã đến lúc chúng ta nên tẩy chay hàng cuả chúng, bạn à!

  14. hoang phuc

    Bác nông dân nói xe chính hãng giá 12, 13 triệu thôi nhưng bác có biết xe chính hãng đó 70, 80% là sản xuất tại TQ không. VN mình từ cái kim cũng phải nhập khẩu, các bác có nghĩ nếu xung đột xảy ra nông dân mình mua thuốc trừ sâu, phân bón, giống ở đâu chưa? ví dụ trong một vườn cafe chẳng hạn chuyện gì sẽ xảy ra khi không có những thứ đó. Muốn thực hiện như các bác kêu gọi thì ngay từ nước ta phải chủ động được KHCN đã. Không phải tôi quá bi quan nhưng thực tế quá phũ phàng.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

86