Chuyện hai anh em tạo giống cà phê cao sản

Gần đây, khi nói đến giống cà phê cho năng suất cao, nhiều người nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên thường nhắc đến giống cà phê cao sản của cơ sở Trường Sơn. Nhiều vùng, giống cà phê Trường Sơn đã chiếm 50% diện tích cà phê ghép…

Có mặt ở Lâm Đồng vào những ngày đầu tháng 2, chúng tôi gặp anh Phan Văn Sơn – một trong hai “ông chủ” (người còn lại là anh Phan Văn Trường) có công lai tạo giống cà phê cao sản, anh cho biết: Cơ sở Trường Sơn do hai anh em chúng tôi tạo dựng nên từ năm 2003 với mục đích cung cấp cho bà con những giống cà phê cho sản lượng cao, cây khoẻ, chùm to, trái lớn, ít bị sâu bệnh, năng suất ổn định…

Và quan trọng nhất là sản phẩm phải thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giá trị thương phẩm cao về hình thức cũng như chất lượng. Anh Sơn nhớ lại ngày đầu mới trồng cà phê, năng suất, sản lượng cà phê rất thấp mặc dù đã được đầu tư, chăm sóc kĩ càng.

Sau vài năm không thấy cải thiện được năng suất, hai anh em đã tự mầy mò, tìm hiểu tài liệu khoa học và trao đổi với người dân làm cà phê, ai có giống tốt thì giới thiệu. Đến năm 1992, hai anh em bắt đầu ghép thử nghiệm nhiều loại giống trên vườn của mình, thời gian đầu đã thấy tâm đắc với một vài giống. Được một thời gian lại được bạn bè giới thiệu những loại giống mới phù hợp hơn, tốt hơn, các anh quyết định cắt bỏ vườn cà phê để tiếp tục thử nghiệm giống mới.

Cái khó khăn nhất là có những giống thoả mãn điều kiện này nhưng lại không thoả mãn điều kiện khác, nên lại phải tiếp tục tìm hiểu. Cứ như vậy sau 6 năm nghiên cứu tìm tòi, đến năm 1998 họ đã tìm được 3 giống ưng ý nhất, đó là: TS1, TS3, TS4, trong đó giống TS1 cho sản lượng cao nhất. 1 cây cà phê TS1 trưởng thành cho tới 80kg quả tươi. Hai giống còn lại có năng suất gần bằng TS1, đều cho chùm to trái lớn, chín đồng đều, sức sống mạnh, ít bị sâu bệnh, dễ đậu trái, năng suất cao, ổn định.

Liên hệ:
C. SỞ GIỐNG CÀ PHÊ CAO SẢN TRƯỜNG SƠN

Địa chỉ: Thôn 5- Xã Damb’ri, Bảo Lộc, Lâm Đồng, Lâm Đồng, Viet Nam
Điện thoại: 063-710232
Fax: 063-710232
Di động: 0918 438 437 (gặp anh Sơn)

Di động: 0918 438437 (anh Sơn)Về chất lượng sản phẩm 3 giống đều đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội cà phê Việt Nam đưa ra như: trái lớn, độ đồng đều cao, trên sàn 16 tiêu chuẩn cà phê Việt Nam loại R2 (13% độ ẩm, 1% tạp chất, 5% hạt đen vỡ và hạt trên sàn 13 đạt 90%) các giống đều đạt trên 90%, giống TS4 trên sàn 18 (sàn cao nhất của Việt Nam) đạt trên 92%.

Độ đồng đều của nhân khi hái trong vườn ra sàn hầu như chỉ rớt những trái bị vỡ, còn lại nhân không bị lọt sàng. Sau khi tìm được 3 giống ưng ý này, anh em Trường – Sơn đã chuyển giao cho anh em trong gia đình, bạn bè ở một số nơi trồng thử.

Đồng thời tiến hành ghép các giống này trên 15 ha cây cà phê thực sinh trong vườn nhà. Cà phê ghép sau 1 năm thì cho thu hoạch. Những vụ đầu năng suất chỉ đạt khoảng 1,5-2,5 tấn/ha, bắt đầu sang vụ thứ 3 năng suất tăng cao, dao động từ 7-10 tấn/ha.

Điều làm các anh cảm thấy vui hơn nữa là các giống cà phê này hầu như không bị sâu bệnh, cây sinh trưởng mạnh, ít phải chăm sóc, khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu rộng và công thu hoạch cũng giảm đáng kể. Anh Sơn cho biết, thời gian chín của các giống này luân phiên nhau và chín rất đều. Giống TS1 thời gian bắt đầu chín từ 20-25/11, giống này có vỏ dầy, cứ 4,1-4,2 kg quả mới được 1 kg nhân đạt chất lượng trên sàn K16.

Giống TS3 thời gian bắt đầu chín từ 25/10-5/11, vỏ hạt mỏng, cứ 3,5-3,7 kg quả cho 1 kg nhân, nhân to đồng đều đạt chất lượng trên sàn K16-K18. Giống TS4 có thời gian chín trễ 5-10/12, các tiêu chuẩn khác như giống TS3. Khu rẫy của gia đình các anh Trương, Trường, Sơn được nhiều người đến tham quan và học hỏi ngày càng đông. Nhằm đáp ứng nhu cầu về giống cho bà con nông dân, tháng 5/2004 hai anh em Trường và Sơn quyết định sản suất giống và hàng năm có thể cung cấp cho người dân khoảng 500.000 cây giống.

Ngày 14/10/2006 3 giống cà phê này đã được Hội đồng khoa học của Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức bình chọn và xác nhận giống cà phê cao sản Trường Sơn có chất lượng tốt, được phép lưu hành trên thị trường. Hiện nay trên thị trường cây giống các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh lân cận như: Vũng Tàu, Bình Dương…, giống cà phê cao sản Trường Sơn đã chiếm hơn 50% diện tích cà phê ghép.

Chi Mai
Theo: Nông Nghiệp Việt Nam

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nông dân nghèo

    đừng buồn nữa bạn a! bạn có biết qui trình tạo ra một giống mới là như thế nào không? nông dân nghèo tôi cũng đã từng bạo gan mày mò làm khoa học về giống. nó không đơn giản cho dù là chọn giống vô tính như thế này. đến hỏi các bác ở viện khoa học nông lâm nghiệp tây nguyên và nghe các bác ấy nói một thôi một hồi về nhân giống nào là hữu tính, nào là vô tính, nào là f1 nào là f2… làm cho nông dân nghèo tôi chóng cả mặt. thôi cứ làm như cách chọn giống ngan giống gà, cứ con nào béo mập đẻ sai nhiều trứng nhanh lớn… cứ thế mà chọn, khỏe re. nên bác cứ ra vườn mà chọn chứ bỏ tiền ra mua mà không đạt thì cũng xót lắm. mà cái lối chọn giống kiểu này thì cần gì phải khoa học. nông dân nghèo tôi đã chọn giống kiểu này đã… mấy nghìn năm rồi đấy! cứ ra vườn mà chọn.

  2. Đại ca chùa bộc

    – Tôi được may mắn đã từng tham quan vườn nhân giống Trường Sơn tại Lâm Đồng năm 2003, và may mắn được đánh giá chất lượng nhân sống năm 2006 và khảo sát vườn nhân giống tại Buôn Ma Thuột năm 2010. Nói chung, tinh thần nhân tìm tòi, yêu khoa học như vậy là rất tốt và đúng là nhà khoa học thực thụ. Tuy nhiên, theo tôi cơ sở cần nhiều sự trợ giúp khoa học. Có thể giống đó trồng bên Lâm Đồng thì tốt nhưng trồng bên BMT, nơi khác thì cần phải khảo nghiệm thêm vì ở bên BMT cây không được tốt lắm.

    – Nói chung, quy trình nhân giống một cây trồng rất phức tạp, đặc biệt với cây cà phê. Nếu chọn bằng con đường vô tính truyền thống như: Lấy chồi của cây tốt, năng suất, chất lượng và kháng sâu bệnh thì rất đơn giản. Nhưng trong phương pháp này cần phải khảo sát tính thích nghi với các địa điểm khác nhau.

    Bằng con đường hữu tính như tạo hạt lai đa dòng cũng không đơn giản đối với cây cà phê. Vì ngoài việc có được các Dòng Vô Tính (các cây ghép có cùng 1 giống) tốt lai với nhau còn phải khảo sát (trắc nghiệm) đời con lai ở nhiều điều địa điểm. Nếu con lai phân ly ít, chất lượng đồng đều, kháng sâu bệnh thì như thế mới sản xuất được hạt lai.

    Vậy nên vẫn phải khảo nghiệm giống tại các địa điểm khác nhau mới đưa ra thị trường, chứ đưa 3 giống này mà rải cả 3 vùng Tây Nguyên, Vũng Tàu,… thì nguy cho người dân trồng cà phê quá. (Chưa kể đến chỉ có 3 dòng thì chưa đủ để xây dựng bộ giống phục vụ sản xuất vì tính thụ phấn chéo tạo năng suất, bền vững kháng với sâu bệnh).

    – Vì vậy, cũng nên khuyến cáo nên trồng các giống này Ở Đâu và phải thêm những giống khác vào nữa. Cứ theo như bài báo thì giống như Quảng Bá quá khi chưa có đủ dữ liệu công nhận giống, các giống này cũng chỉ là Sở NN Lâm Đồng công nhận, mà không phải hội đồng khoa học của Bộ NN & PTNT.

    1. nguyễn đình thảo

      Co ai trong giống ts1 ở đakmil daknong chua vay? Cho hoi nang suat co dat bang tr4 khong vay
      Vui lòng viết có dấu để được hiển thị. Cám ơn – BQT

  3. hcn.angel

    Vậy hôm nay sẽ tiếp tục mua thêm 400 cây nữa trồng hết chỗ còn lại. Em tham khảo mấy vườn cà phê TS1 rồi thấy cây khỏe, trái năng suất tương đối cao, khả năng kháng bệnh tốt, nhược điểm là nhiều cành tăm, chồi, 1 đặc điểm nữa là ở 1 số cây ở phần búp có màu trắng giống như cái nụ hoa, em trồng đã hơn 1 tháng nhưng không thấy phát triển nên em bấm bỏ luôn để nó nẩy lên 2 chồi mới nhưng chưa thấy nhú chồi. Em mua giống 25.000đ/1 cây để trồng chứ không mua loại mới ghép.

  4. Huy BMT

    Cả nhà cho em hỏi thăm tí. Có ai đã mua và sử dụng máy đào bồn cà phê của Minh Phát chưa vậy? Chất lượng ra sao, sử dụng có khả thi không ạ? Gia đình em đang định mua 1 cái.
    Cảm ơn nhiều.

  5. k.purt

    Tui cũng muốn mua 1 cái máy đào bồn như vậy nhưng còn đang băn khoăn. Vậy bà con ai rành hãy góp ý cho chúng tôi với. Xin hỏi thêm bà con là tui muốn cuốc tơi đất trong bồn lên thậm chí đứt cả rễ cafe như vậy có ảnh hưởng gì không ạ. Xin trả lời giúp tui. Rất cảm ơn!.

  6. k duông

    Chán lắm không hiệu quả, tôi đã mua nhưng phải bán lại lỗ một nửa vì khi đào bồn đất không lên hết vẫn phải mướn công đi vét lại. Nếu có điều kiện bạn mua máy xăng hàng bãi về tháo bớt liềm ra đào bồn ngon hơn.

  7. Trịnh Thế Mạnh

    Em nghe nói về giống cà phê f2 của cơ sở mình đạt năng suất cao hơn so với giống f2 cũ phải không anh. Vậy anh có thể tư vấn thêm cho em về giống f2 này được không ạ và em phải liên hệ đến đâu để mua được giống này ạ. Hiện tại em đang ở Báo Lộc. Lâm Đồng.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

89