Tin buồn

Thách thức với cà phê Việt là chất lượng vườn cây

Tại cuộc họp tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh cà phê, ngày 9/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam (Vicofa) cho biết thách thức lớn nhất đối với ngành cà phê Việt Nam hiện nay là chất lượng vườn cà phê.

Xem thêm: Vicofa: Đề xuất thu phí xuất khẩu 10USD/tấn để tái đầu tư

Hiện cả nước có 500.000ha cà phê, trong đó có nhiều vườn là vườn cây già cỗi, cho chất lượng thấp.

Theo Vicofa, những diện tích cà phê này cần được trẻ hóa bằng cách cưa, ghép hoặc tái canh.

Theo đề án đã quy hoạch, diện tích tái canh cà phê trên cả nước trong 10 năm tới sẽ khoảng 137.000ha, chiếm khoảng 27,4% tổng diện tích cà phê. Đây là việc làm khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn, giống cây tốt và quy trình kỹ thuật cao.

Số liệu của Vicofa cho thấy trên 90% cà phê Việt Nam thuộc về những hộ nông dân cá thể, trong đó trên 560.000 nông hộ trồng trồng cà phê chỉ có 1% số nông hộ có diện tích cà phê trên 5ha, điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, quảng bá thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

Trong khi đó, chất lượng cà phê nói chung cũng bị ảnh hưởng bởi thực trạng hái cà phê xanh để tránh bị mất trộm, bán nhanh đầu vụ để được giá…

Để chất lượng vườn cà phê được nâng lên, giúp cà phê Việt Nam tăng sức cạnh tranh khi xuất khẩu, Vicofa đang kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lượng phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam; kiến nghị các ngành, địa phương chuyển những vùng đất có độ cao phù hợp sang trồng cà phê Arabica để có giá trị gấp 2 đến 2,5 lần loại Robusta.

Vicofa cũng cho rằng các doanh nghiệp ngành cà phê thời gian tới cần tập trung vào sản xuất cà phê chất lượng cao, mạnh dạn đầu tư vào chế biến cà phê hòa tan, rang xay để xuất khẩu bởi hiện nay tỷ lệ chế biến cà phê hòa tan còn rất thấp.

Đồng thời, để tránh việc nông dân thu hái cà phê xanh, làm giảm chất lượng cà phê, Vicofa đề nghị các doanh nghiệp cần đưa ra mức thu mua cà phê có tỷ lệ chín cao với giá cao để hỗ trợ và thay đổi thói quen hái xanh, làm giảm giá trị cà phê.

>> Thách thức cho cây cà phê

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. nông dân daklak

    Lại một lần nữa nói đến chất lượng cafe! thì cũng nhắc đến thu hái xanh của bà con nông dân. Muốn giải quyết bài toán đừng hái cafe xanh thì phải giải quyết việc trật tự an ninh thôn xóm buôn làng. Là cái cái gốc rễ cho vấn đề, còn việc thu mua cafe quả chín của doanh nghiệp chỉ là cái ngọn. Quá nhiều việc chúng ta cứ làm ở ngọn nên vấn đề chẳng bao giờ giải quyết tốt. Xin các vị tìm giải pháp từ gốc cho dân nhờ.

  2. Người đi tìm công lý

    Em thấy mấy bác Vicofa nói không à. Đâu làm được gì đầu. Cứ như câu”Chúng ta phải nuôi con gì? trồng cây gì ấy”. Em nói thật làm kiểu mấy bác em làm còn tốt cho nông dân nhiều hơn. Giá cả cạnh tranh độc quyền mấy bác còn thì làm gì được cho dân ta đây?

  3. meo mu

    theo meo “trên 90% cà phê Việt Nam thuộc về những hộ nông dân cá thể, trong đó trên 560.000 nông hộ trồng trồng cà phê chỉ có 1% số nông hộ có diện tích cà phê trên 5ha, điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, quảng bá thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm” là một lợi thế chứ không phải là khó khăn. Nước ta nghèo, quy trình canh tác là thủ công thế thì 90% cà phê Việt được sản xuất bởi nông dân là điều tốt, chứ nếu dễ ăn thì các DN làm rồi. Đất trồng từ xưa nay không thể gọi là thiếu với mấy ông DN được nhà nước bảo trợ được. Thử hỏi 90% này bây giờ giao cho các nông trường cà phê thì sao? Cứ cho là người có đất trồng ngồi chơi mà vẫn thu như thế đi, sau 10 năm, 20 năm vấn đề xã hội phát sinh là gì? là thất nghiệp, là tệ nạn xã hội và nghèo nàn. Ví như ở ĐBSCL quy ruộng của dân rồi sản lượng, dân mừng quá vì không làm vẫn có ăn nhưng họ chẳng có nghề gì trong tay kết quả là thất nghiệp, nghèo, tệ nạn xã hội. Trồng rừng thì ở nơi nào giao cho dân thì nơi ấy còn rừng, nếu là rừng cà phê với cái giá 45-50k thì sao nhỉ ? Đừng có nói là dân ta dở, nhìn về một phương diện nào đó dân ta rất năng động, năng động quá mức : trồng hàng loạt, phá hàng loạt. Ai là người có lỗi trên phương diện tổng thể nhỉ? Cái dân lo là miếng cơm manh áo đảm bảo cuộc sống đó là quyền của họ, nào phải họ cứ để chuyện quá rồi mới xử đâu.
    “…chuyển những vùng đất có độ cao phù hợp sang trồng cà phê Arabica để có giá trị gấp 2 đến 2,5 lần loại Robusta”. Nếu được vậy thì phúc tổ cho nông dân rồi, có lẽ chỉ cần công bố khu vực, địa bàn, phương cách nhận biết (ví như cây cao su nên trồng cách suối trên 300m…) thì dân ta sẽ làm ngay. Vấn đề bây giờ là trách nhiệm cụ thể của mỗi ngành liên quan, đặc biệt là gíá cả và đầu ra cho sản phẩm được tương xứng chứ cà phê có lẽ không lo ế ẩm rồi.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

79