Cà phê giảm giá 2 phiên liên tiếp nhưng sẽ sớm tăng trở lại

Tanzania coffeeXu hướng giảm hiện nay trên thị trường cà phê là sự điều chỉnh cần thiết bởi giá đã có thời gian tăng khá vững và kéo dài.

Sau khi leo lên mức kỷ lục 46.500 đồng/kg vào sáng ngày 01/3, giá cà phê nước ta đã quay đầu giảm kể từ buổi chiều và tiếp tục giảm trong 2 ngày tiếp theo nhưng với biên độ hẹp, đến sáng nay còn 45.000 – 45.200 đồng/kg.

Sở dĩ giá cà phê trong nước giảm là do giá trên thị trường thế giới giảm khi các nhà đầu tư chốt lời sau thời gian dài giá liên tục đi lên. Đóng cửa phiên 02/3, giá cà phê robusta giao tháng 5/2011 đứng ở 2.363 USD/tấn, giảm 21 USD so với phiên 01/3.

Thực tế ở thị trường trong nước đang rất yên ắng, người dân vẫn có tâm lý găm hàng với hy vọng giá lên nữa. Nhiều hộ ở Đăk Lăk và Lâm Đồng quyết định chờ giá lên 48.000 – 50.000 đồng/kg mới bán.

Việc giá cà phê liên tục tăng cao trong thời gian qua đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu bởi lượng hàng trong dân không còn nhiều, một số doanh nghiệp chủ động đẩy giá thu mua lên cao nhưng vẫn không gom đủ hàng.

Cung thắt chặt ở thị trường trong nước đã hỗ trợ cho giá cà phê xuất khẩu. Mức trừ lùi của cà phê nước ta so với giá giao tháng 5 tại London đã co lại vùng 100 – 120 USD/tấn, so với mức trừ lùi 150 – 160 USD/tấn của tuần trước. Hôm nay 03/3, giá cà phê loại 2, 5% đen vỡ xuất khẩu ở mức 2.245 – 2.265 USD/tấn, FOB, cảng Sài Gòn.

Không tính 2 phiên giảm vừa qua, giá cà phê cả thế giới và trong nước đã tăng gấp đôi so với cách đây 1 năm.

bieu-do-caphe

Dự báo

Xu hướng giảm trên thị trường cà phê là sự điều chỉnh cần thiết bởi giá đã có thời gian tăng khá vững và kéo dài. Tuy nhiên dự báo thị trường khó có thể giảm sâu và sẽ sớm tăng trở lại, bởi các lý do cơ bản sau:

Nhu cầu cao: Nhu cầu cà phê robusta ngày càng cao do giá cà phê arabica tăng không ngừng, đã leo lên mức cao nhất 34 năm ở 2,784 USD/lb hôm 22/2 vừa qua, các nhà rang xay vì thế đẩy mạnh mua loại robusta có giá rẻ hơn để phối trộn. Dự kiến trong năm nay, cả thế giới tiêu thụ 134 triệu bao cà phê, so với mức 130 triệu bao năm 2009 và gần 132 triệu bao của năm 2010.

Cung thấp: Hai nước sản xuất cà phê robusta quan trọng nhất thế giới là Việt Nam và Indonesia đang thắt chặt về cung. Indonesia phải đến cuối tháng này mới thu hoạch rộ, nhưng sản lượng dự báo thấp hơn 16,5% so với vụ trước, chỉ đạt 9,5 triệu bao do thời tiết xấu, xuất khẩu có thể giảm 15% xuống 7,4 triệu bao. Nước ta trong khi đó đã thu hoạch xong từ hồi đầu tháng 1, nguồn hàng trong dân còn rất ít. Thêm vào đó hạn hán ở các khu vực trồng cà phê đang xảy ra nghiêm trọng kết hợp với giá xăng dầu cao đe dọa sản lượng vụ tới.

Ngoài ra, xu hướng tăng chung trên thị trường hàng hóa thế giới cũng là yếu tố củng cố cho giá cà phê.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Gia Lai

    Ở Gia lai chúng tôi lượng cà phê trong dân ko còn nữa. Gìơ giá tăng cao người dân chỉ biết nhìn và tiếc… niên vụ tới chắc lại mất mùa vì ko có nước tưới… đã có những rẫy cà phê giờ đây phó mặc cho trời vì ko còn nước tưới, kèm theo tưới xong đợt 1 mất từ 10-15% bị hoa chanh.

  2. Nông dân CÀ

    “Indonesia phải đến cuối tháng này (tháng 3) mới thu hoạch rộ.”
    Đây là thông tin cần lưu ý!
    Mặc dù sản lượng xuất khẩu năm này của Indonesia theo dự báo giảm 15%. Nhưng đây là thời điểm hàng Robusta có thể cung một lượng đủ để tác động đến giá.
    Các bác nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến để có quyết định thích hợp!

    1. nguyen hoang

      Chi tiết về vụ thu hoạch cafe Indonesia của Nông dân CÀ rất đáng chú ý .
      Vụ thu hoạch thứ 2 của Colombia bắt đầu từ tháng 4 (arabica) có thể tác động mạnh đến giá cafe thế giới. Theo tôi, thời điểm thích hợp sẽ vào trung tuần tháng 3.

    1. chuot

      Nhưng hiện nay lượng cà phê trong dân đã không còn hoặc còn ít thì không không thể đáp ứng được lượng cầu trên thị trường, liệu có ảnh hưởng nhiều tới việc tăng giá không?

  3. dinhnhuong

    Việt nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, thế mà từ đầu vụ thu hoạch đến nay giá cà phê vẫn tăng liên tục. Lẽ gì vào đầu vụ của Indonesia với dự báo giảm sản lượng mà lại phải hốt hoảng. Đúng không hở các lão nông? Tôi cũng đồng ý với khuyến cáo của Nông dân CÀ là “cần theo dõi chặt chẽ diễn biến…”!!!

  4. Hoang tuyen pleiku

    Đúng là giá càphê có lên cao thật. Mà sao ta lại ko so sánh với sự mất giá của vnd và vô vàn mặt hàng khác nhỉ. Nếu như giá cà phê có là 100.000kg vẫn ko thế so sánh được với phân bón, xăng dầu, và nhjều mặt hàng thiết yếu khác. Khi người nông dân làm ra có được tí đồng lời thì bị báo đài đưa lên tận mây xanh, còn vô số nhà được hưởng lợi chênh lệch từ hạt cà phê hàng tỉ đồng chỉ sau 1 đêm mà thấy ai nói gì đâu. Mà cái giá thế này chứ cao nữa thì nông dân bây giờ mấy ai còn cà phê nữa mà bán. Thật là có tiếng mà miếng thì ko.

  5. Trà Hoa Nữ

    Mình rất đồng tình với ý kiến của bạn Hoàng Tuyên. Nhà mình lên tây nguyên trồng cà phê đã mười mấy năm rồi, nhưng thực ra chỉ mới có lời được vài năm gần đây thôi, chủ yếu là năm nay, mấy năm trước giá cà phê thấp khủng khiếp, để có tiền nhà mình phải xoay xở trồng đủ thứ, năm nay mới có giá cao được một ít thì thông tin rùm beng khắp nơi, kể ra thì ngần ấy thời gian so với những gì đã có được có đáng là bao nhiêu, mà thêm nữa, năm nay cái gì cũng lên giá, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu,… thấy ba mẹ mình vất vả vẫn hoàn vất vả thôi ah…

    1. khỉ con

      Mình cũng đồng ý với bạn. Những người được hưởng lợi nhiều là mấy ông chủ lớn thui chứ nông dân vẫn là người vất vả nhất…..

Tin đã đăng

Tin mới nhất

88